Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2008

Trade protection


Năm 1930, một năm sau khi thị trường chứng khoán NY sụp đổ, QH Mỹ thông qua
Smooth-Hawley Tariff Act tăng thuế nhập khẩu gần gấp đôi với mục đích bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Nhiều nhà kinh tế coi đây là ngòi nổ cho cuộc Đại Khủng hoảng 29-33 vì thương mại quốc tế sau đó đã sụp đổ do các nước đồng loạt tăng thuế nhập khẩu để trả đũa. Từ đó đến nay, trade protection luôn là "kẻ thù không đội trời chung" với các nhà kinh tế.

Trong cuộc khủng hoảng hiện tại, đã có một vài người lo trade protection sẽ quay trở lại, hay ít nhất quá trình trade liberalization sẽ bị chậm lại đáng kể. Dani Rodrik chỉ ra một lý do các policy makers có thể viện dẫn hoặc ngầm định khi khơi dậy trade protection. Ironically, lý do này lại hoàn toàn xuất phát từ Keynesian camp và ý tưởng fiscal stimulus đang rất thịnh hành.

Search google cho từ khóa "Keynesian multiplier for open economy" có thể tìm thấy rất nhiều websites đưa ra công thức tính multiplier này. Đơn giản nhất nó sẽ có dạng 1/(1-c+m), trong đó c là marginal propensity to consume, còn m là marginal propensity to import (với giả định thông thường m < style="font-weight: bold;">Update 13/12: Bob Hall và Susan Woodward cho rằng multiplier cho infrastructure spending chỉ là 1), nghĩa là nếu chính phủ Mỹ chi $100b cho fiscal stimulus thì GDP sẽ tăng thêm $180b.

Tất nhiên ai cũng muốn con số multiplier này cao vì như vậy tác động của fiscal stimulus sẽ lớn hơn. Trong công thức multiplier ở trên, c hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi của người tiêu dùng nên chính phủ khó có thể tác động để tăng lên được. (Sau sự kiện 9/11 TT Bush có một bài phát biểu kêu gọi dân Mỹ tăng tiêu dùng (tăng c) và có vẻ người dân Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của Bush). Tuy nhiên chính phủ có thể làm giảm m trực tiếp bằng cách tăng thuế nhập khẩu và các hình thức trade protection khác.

Cũng theo Rodrik, nếu m của Mỹ bằng zero (cấm hoàn toàn nhập khẩu hàng tiêu dùng) thì multiplier có thể tăng từ 1.8 lên 2.8, quá hấp dẫn để Obama và các phụ tá của mình nghĩ đến việc hạn chế nhập khẩu. Vấn đề là nếu Mỹ quay lại trade protection, liệu các nước khác có chịu ngồi yên không hay kịch bản Smooth-Hawley sẽ lặp lại?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...