Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2008

Japan's 1990s


Marshall Auerback (Credit Writedowns) có một bài rất hay về giai đoạn suy thoái của Nhật trong thập kỷ 90 cho đến nay. Đây là một bài cần phải đọc kỹ từng dòng cho tất cả những ai muốn học từ kinh nghiệm của Nhật. Sau đây là một số ý chính.

Thập kỷ 90s của Nhật, nhiều người gọi là lost decade, có thể chia làm ba giai đoạn: 91-93, 94-96, 97-99. Giai đoạn đầu tiên sau khi bong bóng chứng khoán vỡ năm 1989 giá bất động sản của Nhật vẫn tiếp tục tăng và BoJ vẫn còn lo về lạm phát, do vậy vẫn tiếp tục tăng lãi suất từ 4.75% lên 6% cho đến tháng 8/1990. Lãi suất này được giữ đến tận tháng 6/1991 và chỉ bắt đầu được cắt sau khi giá bất động sản giảm và chứng khoán tiếp tục rớt mạnh. Trong một năm sau đó lãi suất được cắt 275bps, rồi tiếp tục 150bps cho đến tháng 8/1993 xuống còn 1.75%. Từ tháng 8/1992 đến tháng 9/1993 chính phủ Nhật công bố ba fiscal stimulus tổng cộng bằng 6% GDP.

Bị thua lỗ do đầu tư vào bất động sản, các ngân hàng Nhật cắt giảm cho vay cộng với lãi suất trong giai đoạn 1990-1992 còn quá cao đã làm tăng trưởng sụt giảm nghiêm trọng. BoJ cắt lãi suất quá chậm nên luôn behind the curve, ie nominal GDP growth thấp hơn nominal interest rate. Các fiscal package rất không hiệu quả vì bị các yếu tố chính trị chi phối nên đến năm 1994 Nhật chỉ còn tăng trưởng 1%.

Sau trận động đất ở Kobe tháng 1/1995 Nhật tiếp tục đưa ra hai gói fiscal stimulus nữa đồng thời BoJ cắt tiếp lãi suất xuống còn 0.5%.
Lúc này Nhật rơi vào liquidity trap và người dân và doanh nghiệp bắt đầu hoarding cash. Quan trọng hơn, deflation bắt đầu xuất hiện làm real growth không còn phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế. Đến năm 1997 real growth của Nhật khoảng 4%, điều này đã làm Nhật chủ quan tưởng rằng nền kinh tế đã phục hồi nên tăng consumption tax từ 3% lên 5% nhằm khôi phục lại budget. Đây là sai lầm quan trọng nhất của Nhật trong lost decade, cộng với ảnh hưởng của Asian crisis đã đẩy nền kinh tế Nhật vào giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất liên tục trong 5 năm sau đó.

Sai lầm của Nhật tăng thuế năm 1997 đã được Keynes chỉ ra trong General Theory. Khi người dân vừa bị mất wealth do chứng khoán và bất động sản mất giá, tăng consumption tax sẽ đánh sụp consumption và càng đẩy sâu nền kinh tế vào deflation y hệt như giai đoạn Great Depression của Mỹ. Tệ hại hơn là khi nền kinh tế đang trong liquidity trap thì mọi chính sách tiền tệ sẽ không có tác dụng và fiscal contraction sẽ có maximum negative multiplier vào output.


Phải đến đầu 2001 Nhật bản mới nhận ra rằng các chính sách tiền tệ đã không còn hiệu quả và BoJ đã tuyên bố thực hiện quantitative easing (QE), về bản chất là in tiền ra để thỏa mãn tất cả nhu cầu liquidity của toàn nền kinh tế và tạo ra inflation. Về mặt fiscal policy, khi Koizumi lên nắm quyền năm 2001, chính phủ Nhật mới thực sự tiến hành recapitalization hệ thống ngân hàng một cách triệt để. Cho đến nay các nhà kinh tế vẫn chưa biết rõ bank recapitalization hay QE, hay strong global growth giai đoạn 2000-2006, là nguyên nhân chính dẫn đến sự phục hồi của Nhật bản.

Có điều khi nền kinh tế Nhật bắt đầu phục hồi và lạm phát xuất hiện trở lại đầu năm 2007 thì Nhật một lần nữa không may khi Mỹ rơi vào khủng hoảng kéo théo châu Âu và bây giờ là cả thế giới rơi vào suy thoái.
Đến thời điểm này Nhật đã chính thức rơi lại vào recession và deflation cũng đã quay trở lại. BoJ đã cắt lãi suất xuống 0.3% và chính phủ Nhật cũng chuẩn bị cho một fiscal package mới. Tuy nhiên điều kiện kinh tế thế giới hiện tại và sự lên giá của đồng Yen sẽ là một trở ngại lớn cho lần giải cứu này của Nhật.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...