ADB có một bản tổng kết các số liệu National Accounts (NA) của các nước thành viên năm 2007 tại đây. Xem qua các bảng số liệu về NA của các nước trong khu vực, tôi thấy NA của VN có một số đặc điểm sau:
Nửa đầu năm 2008 VN đã chịu sức ép lạm phát rất lớn. Nguyên nhân trực tiếp đã được nhiều người chỉ ra là tốc độ tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh trong năm 2007, một phần do SBV đã không kịp thời hoặc không có khả năng sterilize dòng FDI tăng vọt trong năm. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh NA, nguy cơ lạm phát có thể còn do tốc độ tăng trưởng của domestic demand (DD=C+G+I). Số liệu của ADB cho thấy năm 2007 C tăng 9.6% (Tab 2.18), G tăng 8.9% (Tab 2.19) và I tăng 24.2% (Tab 2.20). Trong khi đó tăng trưởng của Y chỉ là 8.5%, nhỏ hơn tất cả các cấu thành của domestic demand.
Kết hợp với trọng số của các cấu thành nói trên có thể tính được tốc độ tăng domestic demand cho VN năm 2007 là 15%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP. Trong khi đó các nước khác trong khu vực và ngay cả VN trong những năm trước đó đều có tốc độ tăng DD tương đương với tốc độ tăng GDP, nếu có chênh lệch cũng không quá 20-30% (trừ Brunei là một nước rất nhỏ và có tỷ trọng xuất khẩu dầu thô lớn). Chính sự gia tăng đột biến của DD trong năm 2007, do FDI và public investment cùng tăng (private investment giảm), là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát đầu năm 2008.
Đến thời điểm này, khi nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng của VN, chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp "kích cầu", chủ yếu tập trung vào kích thích đầu tư. Với cơ cấu kinh tế VN như đã trình bày ở trên đã quá nghiêng về đầu tư, có lẽ các biện pháp kích cầu nên tập trung vào C và G. Đặc biệt nếu lập luận "xã hội hóa" của tôi ở trên đúng phần nào, việc tăng G thông qua "nhà nước hóa" lại một số dịch vụ công có thể là một giải pháp tốt. Nếu người dân bớt được chi phí cho giáo dục và y tế, họ sẽ có nhiều tiền hơn cho consumption. Họ cũng có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn và số tiền đó sẽ chủ yếu chảy vào đầu tư tư nhân, điểm yếu của nền kinh tế VN.
Rất tiếc báo cáo của ADB không có số liệu chi tiết về xuất nhập khẩu, tuy nhiên tôi tin vào nhận xét của nhiều nhà kinh tế là phần lớn nhập khẩu của VN là nguyên vật liệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Do đó nếu xuất khẩu giảm sút nhập khẩu cũng sẽ giảm theo và ảnh hưởng cuối cùng vào GDP có thể không quá lớn. Dù sao đi nữa chính phủ cũng nên có các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại. Điều này không chỉ có lợi vào thời điểm suy thoái này mà còn có lợi về lâu dài. Xét về quan điểm macroeconomics, thâm hụt thương mại là hình thức để một nước nhập khẩu foreign saving khi domestic saving không đủ cho domestic investment. Do vậy để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc phải giảm investment hoặc phải tăng domestic saving.
Với cơ cấu domestic investment quá thiên về đầu tư nhà nước như của VN, việc chuyển dịch dần sang private investment là cần thiết, vừa để tăng hiệu quả của đồng tiền đầu tư (giảm ICOR) vừa để chính phủ có thể dồn budget sang G giảm bớt gánh nặng "xã hội hóa" cho người dân. Domestic saving có thể điều chỉnh được qua các chính sách thuế, ví dụ tăng consumption tax (VAT) đồng thời giảm corporate tax. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ và phải nhập khẩu nhiều cũng giúp tăng saving và đồng thời giảm thâm hụt thương mại. Mạnh tay hơn với các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa đối với các ngành sản xuất phải nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ nước ngoài cũng là cách hạn chế bớt nhập khẩu.
Điểm cuối cùng (entry này lan man quá rồi), VN đã có những sai lầm trong quá trình đổi mới và mở cửa nên nền kinh tế đã có một cấu trúc không được tối ưu. Chúng ta cần nhìn nhận những sai lầm đó và kiên quyết sửa chữa. Một điều đáng tiếc là chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm này, không sớm thì muộn. Việc dịch chuyển cơ cấu đầu tư hay tương quan G/C có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng tôi cho rằng thà chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong vài năm để điều chỉnh còn hơn là cứ tiếp tục cơ cấu kinh tế không cân bằng hiện tại. Mỹ đang phải trả giá cho cơ cấu kinh tế lệch lạc của mình, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm của Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh báo về các imbalances trong nền kinh tế.
20/12/2008
GDP của VN năm 2007 được phân bổ như sau (GDP = C + G + I + NX):
- C = 64.9% (Tab 2.7)
- G = 6.1% (Tab 2.8)
- I = 44.1% (Tab 2.9)
- NX = X - M = 73.6% - 90.2% = -13.4% (Tab 2.10 và 2.11)
Điểm đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là private consumption của VN (64.9%) thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông-ĐNÁ, cao hơn nhiều so với TQ (37.1%) và Thailand (53.5%). Ngược lại government consumption của VN lại thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, chỉ có 6.1% so với 14.4% của TQ và 12.6% của Thailand. Nếu gộp hai mục này lại thì domestic consumption của VN vẫn cao hơn TQ và Thailand nhưng đã bằng hoặc thấp hơn một số nước khác.
- C = 64.9% (Tab 2.7)
- G = 6.1% (Tab 2.8)
- I = 44.1% (Tab 2.9)
- NX = X - M = 73.6% - 90.2% = -13.4% (Tab 2.10 và 2.11)
Điểm đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là private consumption của VN (64.9%) thuộc nhóm cao nhất trong khu vực Đông-ĐNÁ, cao hơn nhiều so với TQ (37.1%) và Thailand (53.5%). Ngược lại government consumption của VN lại thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, chỉ có 6.1% so với 14.4% của TQ và 12.6% của Thailand. Nếu gộp hai mục này lại thì domestic consumption của VN vẫn cao hơn TQ và Thailand nhưng đã bằng hoặc thấp hơn một số nước khác.
Tại sao private consumption (C) của VN lại cao như vậy? Có phải vì dân VN hay "ăn nhậu" và không có tính tiết kiệm? Chúng ta thường tự khen mình là người VN "cần cù tiết kiệm", số liệu NA cho thấy dân TQ và ngay cả Thailand cũng hơn dân VN về mặt này (Tab 2.12). Cũng có thể tỷ lệ tiết kiệm của VN thấp vì đa số người dân còn nghèo nên phần lớn thu nhập phải chi cho các nhu cầu cơ bản như lương thực, y tế, giáo dục. Khi một người phải "chạy ăn từng bữa" thì không thể có tiết kiệm được. Lập luận này có vẻ hợp lý vì C ở Cambodia, Indonesia, và Philippines, những nước nghèo trong khu vực, cũng cao tương đương hoặc nhỉnh hơn VN. Tuy nhiên bạn có thể đặt câu hỏi: vì nghèo nên tiết kiệm thấp hay vì không tiết kiệm nên nghèo? Hay đấy là một cái vòng luẩn quẩn?
Điều làm tôi ngạc nhiên hơn là government spending (G) của VN lại thấp như vậy (6.1%). Chúng ta vẫn than phiền về bộ máy hành chính cồng kềnh và chính phủ vẫn luôn cố gắng tinh giảm biên chế để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Vậy tại sao G của VN lại chưa bằng nửa của TQ (14.4%) và Thailand (12.6%)? Có phải vì nguồn thu của chính phủ thấp nên G buộc phải nhỏ không? Số liệu về ngân sách cho thấy không phải vậy. Ngân sách của VN có tổng nguôn thu bằng 24.9% GDP (Tab 6.3), so với 20.6% của TQ và 17.2% của Thailand. ADB chưa có số liệu tax revenue của VN cho năm 2007, nhưng năm 2006 con số đó là 23.7% (Tab 6.2) cũng thuộc hàng cao nhất nhì trong khu vực.
Với nguồn thu bằng 24.9% GDP năm 2007, chính phủ đã chi tiêu tổng cộng 28.1% (Tab 6.4) trong đó phần chi vào G chỉ có 6.1%, như vậy 22% GDP được chính phủ chi vào đầu tư và xây dựng cơ bản. Đây là tỷ lệ chi cho public investment lớn nhất khu vực, gấp bốn lần TQ (5.5%) và hơn ba lần Thailand (6.6%). Có thể nói chính phủ VN là nhà đầu tư lớn nhất trong nền kinh tế. Trong số 44.7% tổng đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9.3% (Tab 4.6), còn lại giới doanh nghiệp tư nhân VN chỉ đầu tư bằng 10.4%, so với 35% của TQ và 17% của Thailand. (Đầu tư tư nhân của VN thậm chí còn nhỏ hơn nếu các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng một phần vốn trong nước). Tóm lại "nội lực" của VN vẫn chủ yếu nằm trong tay nhà nước và sự "yếu kém" của khu vực tư nhân có thể là hậu quả của crowding out effect.
Vài năm gần đây VN cổ vũ và khuyến khích quá trình "xã hội hóa" rất nhiều dịch vụ công như xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thể thao, và mới nhất là công chứng. Nếu hiểu "xã hội hóa" là dỡ bỏ các rào cản pháp lý để các thành phần kinh tế tư nhân có thể cùng nhà nước (và cạnh tranh với nhà nước) cung cấp các dịch vụ này thì đây là điều đáng khuyến khích. Tuy nhiên nếu "xã hội hóa" là một hình thức nhà nước đẩy một phần trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công này vào tay người dân thì kết quả sẽ là G giảm và C tăng. Ví dụ trước đây người dân được khám bệnh miễn phí, thực ra chi phí cho việc khám bệnh nằm trong G, nay ngành y tế được "xã hội hóa" một phần nên C tăng lên do người bệnh phải trả một phần viện phí. Đáng tiếc tài liệu của ADB không có số liệu của VN trong mục chi tiêu cho giáo dục và y tế của nhà nước (Tab 6.5, 6.6). Tuy nhiên G của VN giảm liên tục từ 12.3% năm 1990 đến 6.1% năm 2007 có thể là một dấu hiệu đáng ngại của xu hướng "xã hội hóa" các dịch vụ công kiểu này. (Trong khi đó G của TQ dao động trong khoảng 14-15% còn của Thailand tăng liên tục từ 9.4% đến 12.6%).
Tương quan G/C thấp của VN còn có thể do hệ thống an sinh và bảo hiểm xã hội của VN còn quá nhỏ và yếu. Ngay cả trong trường hợp các quĩ bảo hiểm xã hội (hưu trí, thất nghiệp, y tế) được đặt ngoài ngân sách (như của VN hiện tại) chính phủ vẫn phải thường xuyên bù lỗ cho các quĩ này nhất là trong các giai đoạn kinh tế khó khăn. Nâng cao mức phúc lợi cho người dân từ các quĩ này, gián tiếp làm tăng G, vừa giúp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống của người dân vừa tạo ra một automatic fiscal stimulus cho nền kinh tế.
Số liệu về tổng thu ngân sách (Tab 6.3) của VN tăng liên tục từ 21.9% năm 1990 lên 28.1% năm 2007. Vậy G giảm liên tục chứng tỏ đầu tư chính phủ tăng liên tục. Có thể đây là chiến lược phát triển của VN: tăng tốc đầu tư chính phủ (vào các tập đoàn nhà nước?) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng rõ ràng chiến lược này có giới hạn của nó. Giữ G thấp quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến human và social capital trong khi tăng đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao vì vừa dễ bị thất thoát vừa bị hạn chế bởi năng lực và cơ chế quản lý. Một bằng chứng rất rõ là nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo ICOR của VN đang tăng liên tục. (Tính toán sơ bộ của tôi dựa vào số liệu ADB cũng khẳng định ICOR trung bình giai đoạn sau năm 2001 vào khoảng 5.5, tăng 5.7% so với giai đoạn trước đó.)
Bên cạnh chiến lượng phát triển dựa vào đầu tư của chính phủ, VN cũng học tập (theo lời khuyên của WB) chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu của nhiều nước châu Á đã và đang thành công như Taiwan, Korea, HK, Singapore, Malaysia và TQ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của VN năm 2007 đạt 167% GDP, cao hơn của TQ (72%) và Thailand (139%) nhưng vẫn thấp hơn Malaysia (200%), HK và Singapore (400%). Đây là một chiến lược phát triển nhiều rủi ro vì nó phụ thuộc vào global demand, một điều các nước nhỏ không thể tác động được. Điều này có thể thấy rất rõ khi các nước châu Á có độ mở tương đương với VN đều đang bị suy thoái khá nghiêm trọng do global demand sụt giảm trong nửa sau năm 2008.
Tất nhiên chấp nhận risk sẽ có reward, các nước áp dụng chính sách phát triển export-oriented đều đã có những giai đoạn phát triển vượt bực, là hình mẫu cho cả thế giới. Tuy nhiên khi áp dụng chiến lược này có một điểm VN không bắt chước được là luôn bị thâm hụt thương mại. Trong tất cả các nước trong khu vực có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn hơn 70% GDP, chỉ có VN và Cambodia bị thâm hụt cán cân thương mại (NX âm). Trong khi Cambodia bị thâm hụt có lẽ do domestic consumption (C+G) quá cao (84%), VN bị thâm hụt chủ yếu vì domestic investment cao (domestic consumption của VN tương đương với các nước có trade surplus).
Tổng tiết kiệm của VN năm 2007 là 29.8% GDP (sau khi đã trừ đi phần tiết kiệm âm (-3.3%) của chính phủ), khá thấp so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên số tiết kiệm này thừa đủ cho đầu tư tư nhân trong nước (10%) cho nên VN phải nhập khẩu vốn (NX=-13.4%) cũng có lẽ vì chính phủ đã đầu tư quá nhiều. Tóm lại tôi cho rằng VN đã áp dụng chính sách phát triển dựa vào gia tăng đầu tư của chính phủ (trong khi giảm dần G) để kích thích xuất khẩu. Nhưng vì đầu tư nhà nước có hiệu quả không cao nên tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp nhu cầu vốn nội tại, do vậy cán cân thương mại đã và đang thâm hụt nặng nề.
Nửa đầu năm 2008 VN đã chịu sức ép lạm phát rất lớn. Nguyên nhân trực tiếp đã được nhiều người chỉ ra là tốc độ tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh trong năm 2007, một phần do SBV đã không kịp thời hoặc không có khả năng sterilize dòng FDI tăng vọt trong năm. Tuy nhiên nhìn từ khía cạnh NA, nguy cơ lạm phát có thể còn do tốc độ tăng trưởng của domestic demand (DD=C+G+I). Số liệu của ADB cho thấy năm 2007 C tăng 9.6% (Tab 2.18), G tăng 8.9% (Tab 2.19) và I tăng 24.2% (Tab 2.20). Trong khi đó tăng trưởng của Y chỉ là 8.5%, nhỏ hơn tất cả các cấu thành của domestic demand.
Kết hợp với trọng số của các cấu thành nói trên có thể tính được tốc độ tăng domestic demand cho VN năm 2007 là 15%, gần gấp đôi so với tốc độ tăng GDP. Trong khi đó các nước khác trong khu vực và ngay cả VN trong những năm trước đó đều có tốc độ tăng DD tương đương với tốc độ tăng GDP, nếu có chênh lệch cũng không quá 20-30% (trừ Brunei là một nước rất nhỏ và có tỷ trọng xuất khẩu dầu thô lớn). Chính sự gia tăng đột biến của DD trong năm 2007, do FDI và public investment cùng tăng (private investment giảm), là một nguyên nhân quan trọng gây ra lạm phát đầu năm 2008.
Đến thời điểm này, khi nguy cơ cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng của VN, chính phủ đã đưa ra một gói giải pháp "kích cầu", chủ yếu tập trung vào kích thích đầu tư. Với cơ cấu kinh tế VN như đã trình bày ở trên đã quá nghiêng về đầu tư, có lẽ các biện pháp kích cầu nên tập trung vào C và G. Đặc biệt nếu lập luận "xã hội hóa" của tôi ở trên đúng phần nào, việc tăng G thông qua "nhà nước hóa" lại một số dịch vụ công có thể là một giải pháp tốt. Nếu người dân bớt được chi phí cho giáo dục và y tế, họ sẽ có nhiều tiền hơn cho consumption. Họ cũng có thể sẽ tiết kiệm nhiều hơn và số tiền đó sẽ chủ yếu chảy vào đầu tư tư nhân, điểm yếu của nền kinh tế VN.
Rất tiếc báo cáo của ADB không có số liệu chi tiết về xuất nhập khẩu, tuy nhiên tôi tin vào nhận xét của nhiều nhà kinh tế là phần lớn nhập khẩu của VN là nguyên vật liệu cho các mặt hàng xuất khẩu. Do đó nếu xuất khẩu giảm sút nhập khẩu cũng sẽ giảm theo và ảnh hưởng cuối cùng vào GDP có thể không quá lớn. Dù sao đi nữa chính phủ cũng nên có các biện pháp hạn chế thâm hụt thương mại. Điều này không chỉ có lợi vào thời điểm suy thoái này mà còn có lợi về lâu dài. Xét về quan điểm macroeconomics, thâm hụt thương mại là hình thức để một nước nhập khẩu foreign saving khi domestic saving không đủ cho domestic investment. Do vậy để giảm thâm hụt thương mại thì hoặc phải giảm investment hoặc phải tăng domestic saving.
Với cơ cấu domestic investment quá thiên về đầu tư nhà nước như của VN, việc chuyển dịch dần sang private investment là cần thiết, vừa để tăng hiệu quả của đồng tiền đầu tư (giảm ICOR) vừa để chính phủ có thể dồn budget sang G giảm bớt gánh nặng "xã hội hóa" cho người dân. Domestic saving có thể điều chỉnh được qua các chính sách thuế, ví dụ tăng consumption tax (VAT) đồng thời giảm corporate tax. Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ và phải nhập khẩu nhiều cũng giúp tăng saving và đồng thời giảm thâm hụt thương mại. Mạnh tay hơn với các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa đối với các ngành sản xuất phải nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ nước ngoài cũng là cách hạn chế bớt nhập khẩu.
Điểm cuối cùng (entry này lan man quá rồi), VN đã có những sai lầm trong quá trình đổi mới và mở cửa nên nền kinh tế đã có một cấu trúc không được tối ưu. Chúng ta cần nhìn nhận những sai lầm đó và kiên quyết sửa chữa. Một điều đáng tiếc là chúng ta sẽ phải trả giá cho những sai lầm này, không sớm thì muộn. Việc dịch chuyển cơ cấu đầu tư hay tương quan G/C có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, nhất là trong giai đoạn khó khăn này. Nhưng tôi cho rằng thà chấp nhận tăng trưởng chậm lại trong vài năm để điều chỉnh còn hơn là cứ tiếp tục cơ cấu kinh tế không cân bằng hiện tại. Mỹ đang phải trả giá cho cơ cấu kinh tế lệch lạc của mình, nhưng cuộc khủng hoảng sẽ qua đi và nền kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển. Chúng ta không nên mắc lại sai lầm của Mỹ nhắm mắt làm ngơ trước những lời cảnh báo về các imbalances trong nền kinh tế.
20/12/2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét