Khái niệm overshooting trong kinh tế phản ánh sự biến đổi thái quá của một biến số kinh tế, ví dụ tỷ giá hay tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều kiện tiên quyết để overshooting có thể xảy ra là nền kinh tế có các cơ chế bị rigidity, ví dụ giá cả hay lao động. Trên thị trường tài chính, hiện tượng overshooting này có thể thấy rất rõ, không chỉ ở các chỉ số tài chính mà còn ở tâm lý các nhà đầu tư: từ hứng khởi thái quá sang bi quan thái quá. Tất nhiên overshooting là điều không tốt và cần phải có các biện pháp để giảm thiểu nó.
Bên cạnh hiện tượng overshooting trong kinh tế, Roger Altman vừa có một bài viết trên Foreign Affairs trong đó nêu lên một dạng overshooting nữa. Đó là overshooting trong các chính sách regulation. Nhiều người đã chỉ trích TNS Phil Gramm và chính sách deregulation của ông này trong thập kỷ 90, dẫn đến sự bùng nổ của investment banking, là một trong các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện tại. Có thể nói quá trình deregulation thái quá của Phil Gramm là một overshooting về mặt quản lý. Có lẽ quá say sưa với Great Moderation, Phil Gramm và Alan Greenspan đã đẩy deregulation đi quá xa.
Ngược lại, Roger Altman cho rằng sắp tới sẽ có khả năng quá trình re-regulation sẽ bị overshot theo hướng ngược lại. Greenspan và nhiều nhà kinh tế gần đây đã cho rằng phải áp đặt equity/asset ratio cho hệ thống ngân hàng cao hơn, có thể là 14%. Vấn đề là con số này có bị overshot hay không? Rồi những qui định mới về vay/cho vay có quá khắc nghiệt không để đến mức credit cho nền kinh tế sẽ bị bóp nghẹt? Altman cho rằng điều này nhiều khả năng sẽ xảy ra, mà tiền lệ gần đây nhất là luật Sarbanes-Oxley năm 2002 ra đời sau vụ Enron và Worldcom phá sản.
Nếu lập luận của Altman đúng, đáng tiếc là overshooting trong regulation sẽ khuếch đại overshooting trong kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét