Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

Level 3 assets


FASB (Financial Accounting Standards Board) là một tổ chức nghề nghiệp của Mỹ có trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn về financial accounting. Tháng 11/2007 FASB đưa ra tiêu chuẩn FAS 157 (đúng ra là đưa ra trước đó nhưng có hiệu lực vào 15/11/2007) qui định về cách định giá và phân loại tài sản của các công ty tài chính.

Về bản chất đây là qui định buộc các công ty tài chính phải công khai cách thức xác định fair value cho các tài sản không định giá được bằng market value. Theo FAS 157, các công ty tài chính phải chia tài sản ra thành 3 level:

- Level 1: là các loại tài sản có giá trị xác định được trên thị trường, ví dụ cổ phiếu của một công ty hay trái phiếu chính phủ có giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán.

- Level 2: là những loại tài sản không xác định được giá trên thị trường nhưng có thể xác định được giá bằng các tài sản khác, ví dụ các loại interest rate swaps có floating leg xác định bằng yield của trái phiếu chính phủ.

- Level 3: là những tài sản không xác định được giá vì không có liên hệ trực tiếp với các công cụ tài chính được mua bán trên thị trường, ví dụ điển hình là nhiều loại MBS và CDO.

FAS 157 yêu cầu các công ty khi định giá Level 3 assets phải công khai cách tính và các giả định khi tính. Quan trọng hơn FAS 157 yêu cầu các công ty phải tính đến ảnh hưởng của biến động thị trường khi tính giá trị của Level 3 assets, do đó accounting standard này thường được cho là "mark-to-market" standard. Một số người cho rằng chính FAS 157 là một trong những nguyên nhân làm cuộc khủng hoảng hiện tại trầm trọng thêm nhưng cũng có không ít người không tán thành lập luận này. Tôi sẽ đề cập đến mark-to market trong một entry khác, còn ở đây tạm thời chỉ bàn về ảnh hưởng của cách phân loại assets thành 3 level nói trên.

Khi cuộc khủng hoảng xảy ra có rất nhiều công cụ tài chính sau một đêm bổng nhiên trở thành illiquid, ví dụ như nhiều loại CDO, MBS và một số loại derivatives. Vì mark-to-market accounting yêu cầu định giá tài sản theo market value, nếu thị trường trở nên illiquid thì một giao dịch nhỏ cũng có thể đẩy giá thị trường đi rất xa. Nhất là trong giai đoạn khủng hoảng khi một vài tổ chức hoặc cá nhân phải bán tháo (fire sale) tài sản của mình thì giá trị của các công cụ tài chính cùng loại sẽ bị đẩy xuống rất thấp. Do vậy các công ty nắm giữ những loại tài sản này sẽ có khuynh hướng chuyển chúng từ Level 1 và Level 2 sang Level 3.

Lập luận của họ là nếu họ giữ các tài sản này đến khi đáo hạn thì họ sẽ nhận lại được fair value chứ không phải market value hiện tại. Ngay cả khi họ không có ý định giữ đến khi đáo hạn, họ cũng cho rằng những loại tài sản này phải được định giá theo các mô hình chuyên môn vì thị trường đã không còn tồn tại. Thực ra đây chỉ là cách để "lách luật" mark-to-market và vừa qua đã có $610b tài sản của các công ty tài chính được chuyển sang Level 3 assets.

Một "chiêu đánh bóng" balance sheet khác là khai tăng lợi nhuận từ Level 3 assets, về bản chất là làm ngược lại với cách giảm lỗ ở trên. Do đó không phải chỉ khi khủng hoảng xảy ra các công ty mới chuyển assets sang Level 3 mà ngay cả khi market đang lên họ cũng có thể làm điều này. Tuy nhiên nếu một công tỷ có tỷ lệ Level 3 assets trong balance sheet quá cao thì investor và counterparty sẽ đánh giá rủi ro của công ty đó cao. Thực tế cho thấy điều này hoàn toàn đúng, những "đại gia" đã sụp đổ (Bear Stearns, Lehman) đều có Level 3 assets rất cao.

Khi Paulson đưa ra kế hoạch giải cứu ban đầu dự định mua lại toxit assets từ các công ty tài chính, rất có thể Paulson đã nhắm đến việc tạo lại "market price" cho rất nhiều loại tài sản trong Level 3 assets. Do đó nếu kế hoạch này được thực hiện Paulson sẽ đạt được 2 mục đích. Thứ nhất là giúp cho nhiều công ty bán được các toxit assets mà họ đang nắm giữ, do vậy làm sạch balance sheets của những công ty này. Thứ hai, khi Paulson mua những toxit assets này với giá cao thì các công ty giữ các công cụ tài chính cùng loại trong Level 3 có thể sẽ giảm được rất nhiều write down, thậm chí có lợi nhuận từ Level 3 assets. Có thể nói đây là một hình thức "leverage bailout" đặc biệt và cuộc khủng hoảng có thể đã xảy ra theo hướng khác, biết đâu lại tốt hơn hiện tại. Dù sao đi nữa, lịch sử vẫn là lịch sử và hiện tại Level 3 assets vẫn đang tăng. Một crisis indicator nữa?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...