Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2008

Dividend yield


Đầu tháng 11 Peter Bernstein có một bài viết rất hay về dividend yield vs bond yield (đăng trên blog của John Mauldin). Bernstein kể lại sự kiện dividend yield rớt xuống thấp hơn 10y bond yield năm 1958 sau khi Mỹ thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nhỏ trước đó. Bernstein cho biết trước năm 1958 dividend yield luôn luôn cao hơn bond yield vì các nhà đầu tư cho rằng đầu tư vào stock luôn rủi ro hơn bond của chính phủ. Sau năm 1958, quan hệ này đảo chiều và giữ vững liên tục trong 50 năm sau đó. Đến thời điểm Bernstein viết bài báo nói trên (4/11) dividend yield vẫn thấp hơn 10y bond yield, tuy nhiên Barron cho biết ngày 17/11 vừa qua dividend yield đã chính thức vượt 10y bond yield (3.57% vs 3.54%), quay trở lại thời kỳ trước năm 1958.

Một lý giải quan trọng cho việc dividend yield tăng cao trở lại là sự gia tăng của stock volatility. Điều này cũng tương đương với sự gia tăng của risk premium cho đầu tư vào stock, do vậy dividend yield phải tăng đề bù đắp. Thêm vào đó khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng bond yield sẽ giảm mạnh vì flight-to-quality xảy ra sẽ làm demand for bonds tăng vọt, chưa kể các chính sách của Fed đẩy lãi suất xuống thấp cũng có sức ép lên bond yield. Một câu hỏi cần đặt ra là sau khi cuộc khủng hoảng này qua đi, liệu quan hệ giữa dividend yield và bond yield có đảo chiều một lần nữa như năm 1958 hay không?

Chưa ai trả lời được câu hỏi này tuy nhiên tôi cho rằng cần phải lưu ý hai điểm sau. Thứ nhất sau khi cuộc khủng hoảng năm 1958 qua đi các nhà kinh tế tin rằng họ đã biết cách chống lại các cuộc suy thoái bằng monetary và fiscal policy theo học thuyết Keynes. Họ tin rằng sẽ không bao giờ Great Depression sẽ quay trở lại nữa, stock market sẽ không bao giờ mất 80-90% giá trị như thời 29-33 nữa. Có thể sự tự tin này là lý do làm giảm risk premium đối với stock và làm dividend yield giảm xuống thấp hơn bond yield. Cho đến trước cuộc khủng hoảng hiện tại, không ai kể cả Bernanke có thể tưởng tượng được thị trường tài chính và nền kinh tế Mỹ có thể đứng trước nguy cơ sụp đổ như hiện nay. Nhiều người lạc quan cho rằng Great moderation và globalization sẽ là tương lai tất yếu của nhân loại (eg Friedman với The World is Flat hay Fukuyama với The End of History). Đến thời điểm này, tất cả các lạc quan trên đều biến mất và thậm chí đã có những lo ngại central planning và socilism idea sẽ quay trở lại.

Thứ hai, nếu Modigliani-Miller đúng, dividend yield không phản ánh hết return on investing in stocks. Điều này sẽ ảnh hưởng lên hành vi của nhà đầu tư và các CFOs khi quyết định tỷ lệ dividend vì họ sẽ tính đến taxation arrangement. Nếu một nhà đầu tư chỉ phải trả thuế cho dividend nhưng không phải trả ngay thuế cho capital gain thì họ sẽ chọn đầu tư vào các loại stock có dividend yield thấp. Điều này làm các CFOs giảm dividend và tăng share buy back để tăng độ hấp dẫn của cổ phiếu của công ty mình. Tóm lại thuế có ảnh hưởng quan trọng vào hành vi trả dividend và không có gì bảo đảm Obama sau khi nhậm chức không có những thay đổi lớn (ít nhất là tạm thời) về thuế để kích thích kinh tế. Thậm chí cả sau khi cuộc khủng hoảng này qua đi, nước Mỹ chắc chắn sẽ phải có cải cách cho hệ thống social securities và health care nên luật thuế sẽ còn có nhiều thay đổi. Tóm lại, theo tôi institution design/changes (ở đây là thuế) sẽ có ảnh hưởng rất lớn lên quan hệ long-term của dividend yield và bond yield.

Một điểm nhỏ cuối cùng, theo Barry Ritholtz, dividend yield phản ánh sức khỏe của công ty tốt hơn PE ratio vì các công ty có nhiều cách để manipulate earning trong khi dividend phải lấy trực tiếp từ cashflow.

Update (10/06/09): Peter Bernstein vừa qua đời ở tuổi 90.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...