Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2008

Stimulus skeptic


David Backus, giáo sư kinh tế NYU, vừa gia nhập đội ngũ những người phản đối fiscal stimulus của Greg Mankiw. Backus đưa ra 5 lý do:

- Hard to do: khó có thể tiêu thêm hàng trăm tỷ với hệ thống hành chính hiện tại, càng khó hơn để chi cho những dự án thực sự có ích cho xã hội

- Bad timing: đa số các nhà kinh tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ bình ổn trở lại vào nửa sau năm 2009 và phục hồi từ năm 2010, trong khi kế hoạch stimulus nhanh lắm cũng chỉ có thể khởi động vào nửa sau 2009 và thực sự có tác động vào nền kinh tế trong năm 2010, khi mà nền kinh tế không cần stimulus nữa (xem thêm về vấn đề độ trễ của chính sách ở đây).

- Small multiplier: mặc dù sách giáo khoa cho rằng fiscal multiplier xấp xỉ 2, các nhà kinh tế, kể cả những người ủng hộ stimulus như Krugman, cũng chỉ dám tin multiplier xấp xỉ 1, thậm chí còn nhỏ hơn 1. Nếu vậy $700b stimulus trong 2 năm sẽ chỉ tương đương 2.5% GDP mỗi năm, không thấm tháp gì so với mưc độ suy giảm kinh tế (âm 4-5%).

- Long-term budget issues: về lâu dài Mỹ sẽ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn liên quan đến quĩ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Vung tay quá trán ở thời điểm hiện tại khi chính phủ đang nợ đầm đề sẽ trói tay chính mình trong tương lai khi cần phải giải quyết các vấn đề long-term kia.

- It's the financial system: cuộc khủng hoảng hiện tại của Mỹ giống như Nhật thời thập kỷ 90, đó là khủng hoảng hệ thống tài chính. Do đó điều quan trọng là dọn sạch hệ thống tài chính chứ không phải cứ tiếp tục đổ tiền vào kích cầu. Nhật đã tiêu tốn rất nhiều tiền vào fiscal stimulus nhưng không cứu vãn được tình hình, phải đến khi chính phủ Koizumi giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thì Nhật mới thoát ra được cuộc khủng hoảng.

Cá nhân tôi thiên về phía Krugman, không phải vì "thấy người sang bắt quàng làm họ", mà tôi cho rằng nền kinh tế Mỹ hiện vẫn còn ẩn náu rất nhiều rủi ro (ví dụ credit card lending). Bởi vậy fiscal stimulus, dù có thể có nhiều hạn chế như Mankiw và Backus chỉ ra, có tác dụng như một biện pháp preemptive, phòng ngừa những mắt xích yếu nhất bung ra ở những thời điểm không ai ngờ tới. Ngoài ra, nền kinh tế Mỹ như một con bệnh vừa qua khỏi cơn nguy kịch (hi vọng thế) nhưng hệ đề kháng còn rất yếu, một liều kháng sinh phòng ngừa có thể giúp con bệnh này chống chọi với các cú shock bất ngờ mới từ bên ngoài (thiên tai, khủng bố...).

Dù sao đi nữa, cuộc debate giữa hai trường phái này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách Mỹ, và cả những observers như tôi, vỡ ra rất nhiều điều. Cám ơn môi trường tự do tranh luận của đất nước vốn dĩ bị nhiều người ghét này.


Update (06/01/2009): Willem Buiter và Arnold Kling gia nhập vào hàng ngũ stimulus skeptics. Có điều hai nhà kinh tế này không nghi ngờ nhiều tính hiệu quả mà đặt vấn đề liệu nền kinh tế Mỹ có khả năng support cho một stimulus lớn như Obama đề nghị hay không ($700-1000b).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...