Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

Too big


Giới ngân hàng Úc gọi 4 ngân hàng lớn nhất (CBA, NAB, WSP, ANZ) là Four Pillars hay Big Four. Gần 20 năm nay các đời thủ tướng của Úc dù là đảng nào cũng luôn giữ Four Pillar Policy, nghĩa là không cho phép 4 ngân hàng này sáp nhập. Lý do được đưa ra là các ngân hàng này sáp nhập sẽ làm giảm tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Ở Úc luật chống độc quyền do ACCC, một ủy ban độc lập với chính phủ, quản lý. Do vậy mọi vụ sáp nhập của các công ty Úc, kể cả ngân hàng, đều phải được ACCC duyệt trên cơ sở của luật này. Tuy vậy Four Pillar policy lại được QH Úc giao cho Bộ Tài chính (Treasury) quản lý. Thực tế dưới thời thủ tướng John Haward, đã có lần NAB và WSP có ý định hợp nhất và dường như đã được ACCC gật đầu vì họ chứng minh được vụ merger này sẽ không ảnh hưởng đến competition. Tuy nhiên Treasury Secretary lúc đó là Peter Costelo đã thẳng thừng tuyên bố sẽ uphold Four Pillar Policy kể cả trường hợp ACCC đồng ý cho 2 ngân hàng này sáp nhập. Vậy đằng sau Four Pillar Policy không hẳn là mối lo về competition. Có lẽ competition chỉ là cái cớ về mặt pháp lý để ngăn cản 4 ngân hàng này sáp nhập. Một lý do có lẽ rất quan trọng là Úc không muốn có một ngân hàng quá lớn đến mức too big to fail.

Trước thế kỷ 20 các ngân hàng ở Mỹ do các bang cấp giấy phép và quản lý. Thậm chí hiện tại số lượng Federal chartered banks của Mỹ cũng nhỏ hơn số State chartered banks rất nhiều. Các ngân hàng của các bang chỉ được phép mở chi nhánh trong phạm vi bang của mình và rất nhiều bang thậm chí qui định số lượng chi nhánh tối đa một ngân hàng được phép mở. Có lẽ đằng sau cơ cấu quản lý ngân hàng này cũng là sự lo lắng too big to fail. Mối lo này rất có cơ sở khi nhìn vào cuộc khủng hoảng hiện nay: tuy đã có hơn 20 ngân hàng địa phương phá sản nhưng FDIC đã ngăn chặn được sự hoảng loạn và lây lan ra các ngân hàng khác. Trong khi đó các investment banks và hedge funds ở Wall street đã và đang sụp đổ dây chuyền vì liên hệ quá chặt chẽ với nhau. (Update 21/11: Paul Volker đã từng nói Citigroup quá lớn có thể gây ra rủi ro hệ thống cho Mỹ và không nên để cho tồn tại).

Tuy vậy tình hình ở Mỹ vẫn chưa đáng ngại bằng châu Âu. Nếu ở Mỹ nhà chức trách lo ngại về too big to fail thì châu Âu đang lo ngại về too big to save. Ví dụ điển hình là Iceland với hệ thống ngân hàng có assets lớn hơn nhiều lần GDP. Khi khủng hoảng xảy ra Iceland không đủ tiềm lực để cứu các ngân hàng của mình. Anh, Pháp, Đức đều có các ngân hàng lớn xấp xỉ bằng nền kinh tế của họ trong khi các nước châu Âu nhỏ hơn như Áo, Bỉ, Thụy sĩ cũng giống như Iceland có những ngân hàng lớn hơn nhiều lần nền kinh tế nội địa. Một số người cho rằng sự bùng nổ của các ngân hàng châu Âu có nguồn gốc từ quá trình economic integration do EU và EMU khởi xướng. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã quên mất nguyên tắc too big to fail để đến bây giờ mới nhận ra UBS và Barclays đã too big to save. Đã có nhiều lời kêu gọi các quốc gia châu Âu phải tạm gác lại các khía cạnh politics để tìm ra giải pháp chung cho vấn đề too big to save này.

Không phải ngẫu nhiên WEF đã đánh giá Úc có một hệ thống ngân hàng an toàn nhất thế giới. Và có lẽ cũng không quá sớm để VN nghĩ về một chính sách tương tự như Four Pillar policy của Úc.

Update (27/11): Luật ngân hàng của Mỹ cấm các vụ sáp nhập mà ngân hàng mới có deposit lớn hơn 10% national deposit. Vừa rồi Fed phải tạm không áp dụng điều khoản này cho vụ BoA sáp nhập Merrill khi BoA deposit tăng lên 11.9%.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...