Có lẽ còn quá sớm để nói về kinh nghiệm từ nghiên cứu này của WB, nhưng không sớm thì muộn VN sẽ có lúc phải đối mặt với khủng hoảng và doanh nghiệp phá sản hàng loạt nếu VN tiếp tục đi theo con đường kinh tế thị trường. Bài học quan trọng nhất mà Thailand và Korea đã áp dụng trong giai đoạn khủng hoảng 97-98 là cần phải lập ra một số tòa án chuyên trách về phá sản để có thể giải quyết tình hình doanh nghiệp phá sản càng nhanh càng tốt. Các tòa án này có thể sẽ có một số power đặc biệt và tạm thời để có thể giải quyết các vụ việc nhanh chóng. Sau khi khủng hoảng qua đi có thể sẽ giải tán hoặc sáp nhập các tòa án đặc biệt này vào hệ thống tòa thương mại hiện hữu.
Cần phải quan niệm rằng phá sản không phải là giết chết các doanh nghiệp đã mắc sai lầm hoặc không may mắn trong kinh doanh. Phá sản là cách thức giảm thiểu thiệt hại cho creditors và shareholders khi họ mắc sai lầm hay không may đầu tư vào những công ty bị phá sản, nói rộng ra là giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đây là hệ quả trực tiếp của ý tưởng "trách nhiệm hữu hạn", nền tảng của chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy luật phá sản và tòa án phá sản phải được xây dựng trên nguyên tắc giảm thiểu việc destroy tài sản cũng như năng lực sản xuất của các công ty bị phá sản. Trong bất kỳ trường hợp nào, giải quyết nhanh gọn các vụ phá sản sẽ giảm bớt asset destruction.
Chắc Joseph Schumpeter không đồng ý với quan điểm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét