Thứ Ba, 18 tháng 11, 2008

Infrastructure


Fiscal stimulus của China đưa ra weekend trước phần nhiều tập trung vào infrastucture. Ngay sau khi con số $586b được công bố, giới phân tích đã nhanh chóng chỉ ra ít nhất 50-70% số tiền này thực chất đã được lên kế hoạch trước đó. Goldman Sachs thậm chí còn nhận định chỉ có khoảng $100b là thực sự được chi thêm. Hơn nữa không phải toàn bộ số tiền này được lấy từ ngân sách chính phủ trung ương mà một phần sẽ từ ngân sách địa phương và một phần từ earning của các SOEs. Tất cả những thông tin này đã làm nhiều người (trong đó có tôi) cho rằng package này chỉ là một hình thức tuyên truyền cho China trước cuộc họp G20 vừa rồi. Tuy nhiên nếu xem xét kế hoạch này trong bối cảnh một số thảo luận gần đây giữa các nhà kinh tế về đầu tư infrastructure, có thể fiscal stimulus của China không đơn thuần là một công cụ PR.

Các nhà kinh tế thường cho rằng fiscal stimulus có độ trễ thực hiện lâu hơn monetary stimulus. Nghĩa là chính phủ muốn có fiscal stimulus phải lập dự án (ở Mỹ là dự luật) rồi phải thông qua QH duyệt, trong khi ngân hàng trung ương bất kỳ lúc nào cũng có thể đưa ra monetary stimulus (cắt lãi suất) ngay lập tức. Tuy nhiên độ trễ ảnh hưởng của fiscal stimulus lại ngắn hơn, ví dụ trong trường hợp giảm thuế tác động của fiscal stimulus có thể thấy ngay sau 1-2 tháng, trong khi giảm lãi suất phải mất vài quí đến 1-2 năm mới có tác dụng.

Riêng với fiscal stimulus dưới dạng infrastructure spending như China đưa ra thì nhiều người cho rằng độ trễ ảnh hưởng có thể rất dài. Lý do là các dự án infrastructure từ lúc được duyệt đến khi thực thi phải trải qua nhiều giai đoạn (thiết kế, đấu thầu, chuẩn bị công trình...) rất mất thời gian. Tuy nhiên Mark Thoma cách đây vài tháng và Martin Neil Baily gần đây lại cho rằng đầu tư vào infrastructure có thể có tác dụng rất nhanh chứ không như mọi người vẫn nghĩ nếu việc đầu tư chủ yếu tập trung vào sửa chữa và nâng cấp các công trình infrastructure đang tồn tại và/hoặc đổ tiền ra refinance các dự án infrastructure đã bị hủy hoặc bị trễ vì thiếu vốn. Có lẽ các nhà hoạch định chính sách của China đã tính đến điều này khi đưa ra fiscal stimulus.

Trong hoàn cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm nhanh chóng và bản thân China có khả năng rơi vào suy thoái, fiscal stimulus rõ ràng là một phương án hấp dẫn (nhất là đối với China hay cả VN khi độ trễ thực hiện rất nhỏ vì không cần thông qua QH duyệt như ở Mỹ). Tuy nhiên fiscal stimulus dưới dạng giảm thuế có thể không có tác dụng vì người dân TQ có xu hướng tiết kiệm cao, nhất là khi tương lai kinh tế đang xấu đi. Tăng đầu tư qua kênh SOEs rõ ràng không hiệu quả và sẽ làm chậm lại quá trình cải cách. Chưa kể China gần đây đã bị dư thừa capacity nên đầu tư thêm vào công xưởng sẽ càng làm các doanh nghiệp giảm profit margin. Vậy phương án đầu tư vào infrastructure có lẽ là lựa chọn duy nhất. Và để tránh độ trễ ảnh hưởng của hình thức đầu tư này, tập trung tiền vào các dự án hiện đã được duyệt nhưng chưa hoặc chậm triển khai do thiếu tiền là cách tốt nhất. Do đó fiscal stimulus vừa qua của China thoạt nhìn sẽ có sự trùng lặp với các kế hoạch trước đây. Nhưng về bản chất đây có thể là phương án tốt nhất trong hoàn cảnh hiện tại của China.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...