Deflation (không biết dịch là giảm phát hay thiểu phát?) là hiện tượng mặt bằng giá chung sụt giảm vì aggregate demand giảm nhanh hơn aggregate supply, nghĩa là ngược lại với inflation. Lý thuyết thì đơn giản vậy nhưng trên thực tế vấn đề này rắt rối hơn nhiều vì biết lấy chỉ số thống kê giá nào để đánh giá: PCE vs CPI vs PPI vs deflators? core vs headline? Theo Gerard Minack (Morgan Stanley) không nên dùng CPI mà phải dùng PPI.
CPI về nguyên tắc bao gồm cả giá của các mặt hàng nhập khẩu nên không phản ánh chính xác mặt bằng giá các loại hàng hóa sản xuất trong nền kinh tế. Về bản chất nếu CPI giảm thì người tiêu dùng sẽ có lợi và theo nguyên lý kinh tế aggregate demand sẽ tăng. Ngược lại PPI giảm sẽ có tác động làm giảm aggregate supply. Bởi vậy deflation theo định nghĩa PPI sẽ có tác động xấu vào nền kinh tế nên dùng để xác định deflation sẽ hợp lý hơn. Hơn nữa, dù cả CPI và PPI đều có hiện tượng downward stickiness bias, nghĩa là giá tăng dễ hơn giá giảm, nhưng PPI thường sticky hơn. Do đó dùng PPI sẽ có nhiều khả năng tránh được những trường hợp giá cả bị volatile như hiện nay.
Tháng 10 vừa rồi, core CPI của Mỹ giảm 0.1% trong khi core PPI tăng 0.4%. Tuy nhiên Gerard Minack lo ngại PPI sẽ quay đầu theo CPI trong 1-2 tháng tới và Bernanke sẽ phải dùng tới helicopter như đã tuyên bố. Còn theo Micheal Feroli (JPM) thì Fed sẽ cắt lãi suất xuống 0% trong vòng 2 tháng nữa để đối phó với khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào deflation.
Rất tiếc VN chưa có thống kê PPI.
Update (24/11): Mike Bryan (Atlanta Fed) cho rằng dùng headline hay core CPI để đánh giá inflation/deflation đều không chính xác. Một alternative là dùng trimmed-mean CPI như cách BBA tính Libor (drop x-percentile of lowest and highest observations). Có điều việc chọn x ở đâu khá subjective. Một cách khác là tính inter-quantile spread, nghĩa là spread giữa 75 và 25 percentile. Theo cách tính này, October CPI của Mỹ cho thấy đang có lạm phát chứ không phải deflation:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét