Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Prisoner dilemma


Hóa ra là các ngân hàng cũng không mặn mà gì với kế hoạch mua lại toxit assets của Paulson. Lý do rất đơn giản: prisoner dilemma.

Giả sử bank A và bank B cùng mua một loại MBS hay CDO có giá ban đầu là $1. Hiện giờ thị trường cho loại chứng khoán này đóng băng nên không ai biết giá của nó là bao nhiêu, chỉ biết rằng giao dịch cuối cùng là $0.2. Điều này có 2 hậu quả nghiêm trọng cho các ngân hàng. Thứ nhất là họ phải mark-to-market số chứng khoán họ đang nắm giữ, coi như chấp nhận lỗ 80% tổng số đầu tư ban đầu. Việc write off số lỗ này sẽ làm xấu đi balance sheet và buộc họ phải raise capital, một việc không dễ trong hoàn cảnh hiện tại (cứ nhìn những điều kiện mà Goldman Sachs phải chấp nhận khi được Warren Buffets bơm tiền vào là biêt). 

Hậu quả thứ hai là bản thân các ngân hàng cũng không đánh giá được chất lượng balance sheet của các đối tác và thậm chí cả balance sheet của mình. Do đó họ không muốn cho nhau vay và làm đóng băng interbank market. Đây là điều mà cả Fed và Treasury muốn tháo gỡ mà chưa được. Một câu hỏi đặt ra là tại sao các ngân hàng không bán đi số MBS/CDO mà họ đã mark-to-market để làm trong sạch balance sheet? Câu trả lời đơn giản là họ cho rằng giá thị trường hiện tại ($0.2) quá thấp và khi cuộc khủng hoảng này qua đi nó sẽ tăng lên đáng kể.

Nhận thấy hai khó khăn này, Paulson đề nghị mua lại các MBS/CDO này với giá cao hơn giá thị trường. Paulson hi vọng rằng nếu ra giá cao hơn, giả sử $0.5, các ngân hàng sẽ chấp nhận bán ra và như vậy vấn đề uncertainty của balance sheet sẽ được giải quyết. Hơn nữa các ngân hàng sẽ giảm bớt được khoản lỗ 80% đã write off trước kia, nghĩa là sau khi bán xong các ngân hàng sẽ có được paper profit 30%. Ngược lại về phía Treasury Paulson cho rằng số MBS/CDO này có thể sẽ tăng trong tương lai khi thị trường hoạt đông bình thường trở lại và taxpayers thậm chí có thể có lãi trong thương vụ này.

Tuy nhiên, nếu tôi là ngân hàng A, tôi sẽ lập luận thế này. Nếu B bán số chứng khoán xấu của họ cho Paulson, giá thị trường sẽ là $0.5. Do vậy tôi có thể dùng giá này để mark-to-market số chứng khoán mà tôi đang nắm giữ mà không cần phải bán nó ra. Như vậy tôi cũng có 30% paper profit cho lần report sắp tới. Nhưng vì tôi chưa bán ra nên khi thị trường bỉnh thường trở lại nhiều khả năng tôi sẽ bán số chứng khoán này với giá cao hơn $0.5. Còn giả sử thị trường vẫn không hồi phục sau khi B bán chứng khoán cho Paulson, tôi vẫn còn cơ hội bán vì TARP sẽ tiếp tục được gia hạn và thậm chí sẽ được mở rộng ra. Vậy tốt nhất là tôi không bán và ngồi đợi B và các ngân hàng khác bán trước đã.

Tất nhiên B cũng nghĩ y hệt như vậy và kết quả là không ai chịu bán ra số toxit assets mà mình đang nắm giữ. Nash equilibrium sẽ là tất cả vẫn tiếp tục chìm trong khủng hoảng.


Update: Paulson vừa tuyên bố sẽ từ bỏ ý định mua toxit assets và tập trung số tiền $700b của TARP để rót vốn cho các ngân hàng, và có thể cả auto industry nữa chưa biết chừng.

Update (14/11): Một lợi ích khác của mua lại toxit assets đó là chủ yếu những loại assets này là MBS xuất phát từ subprime mortgage hoặc các loại mortgage khác đang gặp khó khăn, do vậy khi Treasury đã trở thành chủ sở hữu của chúng, Paulson có thể thay đổi terms của các underlying mortgages theo ý mình. Nghĩa là mua lại toxit MBS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc re-structure lại mortgages để chống lại làn sóng foreclosure là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng.

Update (21/11): Bài này của Saigon Times cũng có ý tương tự.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...