Các nhà đầu tư nhỏ luôn được khuyến cáo nên đầu tư vào cổ phiếu một cách lâu dài, nghĩa là đừng cố timing the market, hay theo "thuật ngữ" của VN là "lướt sóng". Nhiều nghiên cứu học thuật đã chỉ ra rằng Buy-And-Hold (B&H) là cách đầu tư tốt nhất nếu nhà đầu tư không có nhu cầu rút vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên ...
Trong thời điểm khủng hoảng hiện tại nhiều người đã nghi ngờ lời khuyên nói trên. Bằng chứng là chỉ số Dow Jones cuối tháng 10/2008 đã quay về ngưỡng 8000, lặp lại mức giá nó đã đạt được 10 năm trước đó. Điều này có nghĩa là nếu ai bắt đầu đầu tư vào Dow Jones đầu năm 1998 thì đến bây giờ lợi tức của họ gần bằng không. Nếu 10 năm vẫn chưa phải là dài thì 25 năm đã đủ dài chưa? Đây là nói về chỉ số Nikkei của Nhật. Hiện tại nó đang ở mức của 25 năm trước, cho nên nếu ai B&H Nikkei trong vòng 25 năm qua thì đây là một vụ đầu tư thất bại.
Nếu các nhà đầu tư từ bỏ B&H, hiển nhiên họ muốn mua rẻ bán đắt, nghĩa là back to timing the market. Có điều làm thế nào để biết lúc nào nên mua lúc nào nên bán? Felix Salmon có một lời khuyên thế này. Các nhà đầu tư nên tiếp tục B&H, nhưng cần rebalance portfolio của mình định kỳ hoặc khi tỷ lệ các assets trong portfolio thay đổi quá một giới hạn cho phép. Ví dụ nếu portfolio của bạn có 70/30% stock/bond, hiện tại chắc chắn tỷ lệ này đã giảm xuống vì stock đã mất giá rất nhiều. Khi rebalance lại bạn sẽ bán bớt bond và mua thêm stock, nghĩa là bán "đắt" bond và mua "rẻ" stock. Ngược lại nếu vài năm nữa stock lên giá thì bạn sẽ mua "rẻ" bond và bán "đắt" stock. Nguyên tắc này quá dễ thực hiện, chỉ có điều bạn phải tính toán chu kỳ rebalancing hợp lý để transaction cost không quá cao.
(Trong giới professional finance, rebalancing là một mảng business rất quan trọng và kỹ thuật rebalancing đã phât triển rất cao.)
Update (09/11): CalSTRS đang xem xét tăng tracking error từ 3% lên 6%. Lý do đưa ra là tình hình liquidity và volatility hiện tại không phù hợp cho rebalancing. Tuy nhiên có đằng sau lý do này là muốn tránh mark-to-market portfolio value sau khi rebalace. Một lý do nữa có thể là muốn tránh margin call nếu rebalance bằng futures/options.
Update (09/11): CalSTRS đang xem xét tăng tracking error từ 3% lên 6%. Lý do đưa ra là tình hình liquidity và volatility hiện tại không phù hợp cho rebalancing. Tuy nhiên có đằng sau lý do này là muốn tránh mark-to-market portfolio value sau khi rebalace. Một lý do nữa có thể là muốn tránh margin call nếu rebalance bằng futures/options.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét