Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

Lesson 3


Khi bắt đầu học finance, một điều làm tôi rất ngạc nhiên là giá cổ phiếu của một công ty trên thị trường chứng khoán không ảnh hưởng gì đến balance sheet của công ty đó. Do vậy cũng không có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nó. Lý giải vấn đề này, "sách giáo khoa" giải thích rằng thị trường cổ phiếu thứ cấp hoạt động độc lập với ngành nghề kinh doanh của các công ty có cổ phiếu được mua bán. Hơn nữa giá cổ phiếu về mặt lý thuyết phản ánh expectation của các nhà đầu tư vào cashflow của công ty chứ không phải chiều ngược lại.

Lý thuyết là như vậy nhưng trên thực tế có rất nhiều yếu tố làm mối quan hệ này đổi chiều. Tuy nhiên trong tình hình rối ren hiện tại của Citigroup, CFO của công ty này, Gary Crittenden, vẫn không ngần ngại trích dẫn "sách giáo khoa" để trấn an nhân viên của mình. Có điều trong thời đại internet này chẳng khó để có thể tìm thấy những lập luận phản bác Crittenden:

- Khi giá cổ phiếu của Citi giảm xuống dưới $5, rất nhiều institutional investors buộc phải bán số cổ phần của City họ đang giữ, đơn giản vì rất nhiều institutions ở Mỹ có qui định không được nắm giữ penny stocks, nghĩa là các công ty có giá cổ phiếu nhỏ hơn $5. Điều này làm tất cả các depositors lo sợ vì khi các sophisticated shareholders rút vốn, Citi sẽ không còn được các tổ chức lớn này giám sát, do vậy khả năng Citi bị phá sản sẽ tăng cao. Kết quả là bank run.

- Khi market capitalization giảm, rất nhiều hedge funds hiện đang có prime account với Citi sẽ rút tiền ra. Đây là kinh nghiệm xương máu của vụ Bear Stearns khi giá cổ phiếu của Bear xuống dưới $10. Lý do của hedge-fund run trong trường hợp của Bear Stearns và có thể là Citi trong vài ngày tới là qui định trong các hợp đồng prime brokerage cho phép brokers dùng collateral và fund của client đi thế chấp cho các hoạt động kinh doanh khác của mình. Hiện tại các prime accounts có thể đã được FDIC bảo đảm (?) nhưng kể cả trong trường hợp này các hedge funds cũng sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể rút fund ra được nếu FDIC can thiệp. Với các hedge funds có leverage cao, liquidity là vấn đề sống còn nhất là trong môi trường volatility cao như hiện tại.

- Khi giá cổ phiếu xuống quá thấp, các counterparties có thể sẽ đòi Citi phải nộp thêm collateral cho các liabilities của mình (một hình thức margin call giống như khi AIG bị mất AAA rating). Với tình hình thị trường đang đóng băng như hiện nay, Citi sẽ khó có thể có đủ cash để nộp collateral.

- Nếu Citi muốn huy động thêm vốn qua hình thức convertible debts hay preferred shares, giá cổ phiếu quá thấp sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nữa, nhất là trong tình hình ai cũng đề cao tinh thần cảnh giác (high risk aversion) như hiện nay.

- Cuối cùng là với những key personel được trả lương một phần bằng cổ phiếu, tình hình cổ phiếu mất giá có thể sẽ làm họ mất lòng tin và tìm cách "nhảy tàu". Nhiều nhân viên sẽ không còn tâm chí tâp trung vào công việc vì phải lo nghĩ làm thế nào vớt vát được số cổ phiếu của công ty mình trước khi nó không còn giá trị gì nữa.

Tóm lại, bài học của tôi ngày xưa có lẽ chỉ đúng trong trường hợp thị trường không có nhiều biến động. Trong hoàn cảnh một cuộc khủng hoảng như hiện nay có rất nhiều logic bình thường không còn đúng nữa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...