Sau khi Phil Gramm vận động QH Mỹ bỏ rất nhiều regulations cho Wall Street, thị trường tài chính Mỹ đã bùng nổ và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng subprime mortgage - investment banking - interbank lending - money market hiện tại. Bản thân "thầy phù thủy" Alan Greenspan cũng phải thừa nhận deregulated system đã nảy sinh quá nhiều rủi ro vượt khỏ tầm kiểm soất của "bàn tay vô hình" mà ông vẫn đặt lòng tin vào trong suốt sự nghiệp của mình.
Nhớ lại những năm sau cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998, IMF và WB đã promote 2 thuật ngữ restructuring và deregulation ở tất cả các nước thuộc thế giới thứ ba. Đặc biệt deregulation được promote không chỉ cho hệ thống tài chính ngân hàng mà còn ở mọi lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Trong khi đã có nhiều người "vạch mặt chỉ tên" deregulation là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại, James Surowiecki (The New Yorker) vừa có một bài viết liên hệ giữa deregulation với vụ khủng hoảng lương thực hồi đầu năm nay.
Quá trình deregulation trong nông nghiệp đã xảy ra sớm hơn so với hệ thống tài chính, nó được IMF và WB promote từ những năm 80 và 90 của thế kỷ trước. Về cơ bản hai tổ chức này thông qua các chương trình cải cách của mình thúc hối các nước đang phát triển từ bỏ chính sách "an ninh lương thực" để chuyển sang chuyên canh những loại cây trồng mà mình có comparative advantages. Rất nhiều nước đã hủy bỏ các "agricultural marketing board", một cơ quan có trách nhiệm điều phối giá nông sản, và các loại trợ cấp nông nghiệp khác.
Mặc dù quá trình deregulation và restructuring trong nông nghiệp chưa thực sự được như IMF và WB mong muốn, ngành sản xuất này đã dần dần mang tính cách toàn cầu với vai trò quan trọng của "bàn tay vô hình" trong việc phân bổ sản xuất và tiêu dùng. VN có lẽ là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình này khi dần trở thành một trong các nhà xuất khẩu nông sản lớn (gạo, cà phê, tiêu, cá ba sa...). Một hệ quả tất yếu là năng suất cũng như lợi nhuận của người sản xuất sẽ tăng cao hơn nhiều so với hệ thống tự cung tự cấp trước đây.
Mặt trái của quá trình này là khi nông sản được tập trung sản xuất ở một số nước nhất định thay vì trải ra trên toàn thế giới, một khi những trung tâm sản xuất đó bị thiên tai hay một lý do nào đó làm gián đoạn sản xuất thì cả thế giới sẽ bị ảnh hưởng. Với lương thực thực phẩm, một loại hàng hóa cơ bản có elasticity rất thấp, vấn đề này sẽ càng nguy hiểm. Cuộc khủng hoảng giá gạo và các mặt hàng nông sản đầu năm nay là một ví dụ cụ thể.
(Điều này không chỉ xảy ra với nông sản, một nghiên cứu gần đây của Roland Spahr cũng khẳng định mối liên quan giữa toàn cầu hóa và stock market volatility. Một khi các nền kinh tế trở nên phụ thuộc nhiều vào nhau, giai đoạn thịnh vượng sẽ depress volatility ở tất cả các nước (Great Moderation). Ngược lại khi rơi vào khủng hoảng, volatility sẽ bị khuếch đại lên rất nhiều chính vì những mối ràng buộc này.)
Vậy giải pháp nào cho vấn đề khủng hoảng nông sản nói riêng và các loại hàng hóa dịch vụ nói chung? Surowiecki trích lời Bill Clinton với ngụ ý thế giới nên phần nào quay trở lại với "food security policy". Hãy nghĩ đến một nền nông nghiệp "an toàn" cho người dân của mình trước khi nghĩ đến năng suất và lợi nhuận cho nông dân. Nếu đây là xu hướng của thế giới cho vài năm hoặc vài mươi năm sắp tới, nền nông nghiệp VN sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Update: Felix Salmon phản đối quan điểm food security của Surowiecki và Clinton. Có vẻ như sẽ có một long list những người phản đối Surowiecki, đây là một ví dụ nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét