Đến thời điểm này đã có rất nhiều lời kêu gọi gia tăng regulation hệ thống tài chính thế giới, ví dụ ở đây. Willem Buiter vừa có một bài về vấn đề này với rất nhiều đề suất. Tuy nhiên với tôi điểm quan trọng nhất trong bài này không phải là những đề suất cải cách mà là quan điểm "thà có quá nhiều regulation còn hơn là quá ít" của Buiter. Nguyên nhân của quan điểm này xuất phát từ cơ chế lobby mà luật pháp Mỹ đã tạo ra cho giới tài chính nói riêng và các interest group khác nói chung.
Buiter cho rằng vào thời điểm này các nhóm lobby của giới tài chính đang rất yếu, bởi vậy chính phủ Mỹ nên mạnh tay đưa ra các regulation thắt chặt tất cả các mặt liên quan đến hệ thống tài chính: cơ chế vận hành, sản phẩm tài chính, hình thức sở hữu, các cơ quan quản lý (Fed, Treasury), phối hợp quốc tế. Thời điểm hiện tại rất thuận lợi cho một cuộc "đại phẫu" như vậy vì vừa ít chống đối từ bản thân hệ thống tài chính vừa được support từ dân chúng và các chính trị gia. Buiter lập luận rằng nên over-regulate rồi từ từ chỉnh sửa những regulation không hợp lý vì đây là cơ hội "ngàn năm có một".
Trong khi có rất nhiều tranh luận đang xoay quanh vấn đề vai trò của nhà nước và thị trường, Buiter là người đầu tiên nhắc đến vai trò của lobby group. Đây là một điểm rất thú vị vì nó vừa làm tăng vai trò của nhà nước vừa cho thấy nhà nước có thể là nguyên nhân của nhiều problems đã và đang xảy ra. Rõ ràng hoạt động lobby sẽ làm méo mó thị trường ở một mức độ nào đó. Do đó market failure còn có thể do lobby của các interest groups gây ra và do vậy cần phải tăng vai trò của nhà nước thông qua một hệ thống regulation chặt chẽ.
Tuy nhiên, chính vì sự tồn tại của nhà nước mới có các hoạt động lobby. Xét trên khía cạnh này quyền lực nhà nước có thể là nguyên nhân dẫn đến những bất hợp lý trong các chính sách kinh tế, ví dụ vụ giải cứu AIG vừa rồi đã có những nghi ngờ do ảnh hưởng của Goldman Sachs đằng sau. Kể cả khi các hoạt động lobby bị cấm, chính sách của nhà nước vẫn có thể bị các interest groups ảnh hưởng. Ngay cả trong trường hợp tác động từ các interest group không tạo ra market failure, ít nhất nó sẽ gây ra dịch chuyển income/wealth từ đại bộ phận dân chúng đến các interest groups. Điều này càng làm giảm vai trò của nhà nước trong một nền kinh tế thị trường.
Tóm lại, những tranh luận về vai trò của nhà nước và thị trường cần phải tính đến các interest groups và các hoạt động lobby của họ (chính thức hoặc không chính thức). Bên cạnh "too-big-to-fail" có lẽ chúng ta còn phải để ý đến "too-big-to-dominate" nữa.
Update (14/04): Càng ngày càng có nhiều nghi ngờ ảnh hưởng của GS vào các chính sách kinh tế tài chính của Mỹ, ví dụ ở đây và đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét