Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009

G20


Tình cờ đọc blog Dani Rodrik phát hiện ra năm 1933, vào giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lên đến đỉnh điểm, Hội Quốc liên đã tổ chức một cuộc họp quốc tế gồm 66 nước (London Economic Conference) nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng, hệt như cuộc họp G20 sắp diễn ra ngày 2/4 tới cũng ở London.

Vào thời điểm 1933, gold standard còn rất phổ biến và bản thân Fed cũng bị gold standard trói buộc nên không tăng liquidity đủ nhanh như Bernanke đã và đang làm. Một trong những nỗ lực đầu tiên của Roosevelt sau khi nhậm chức là bãi bỏ gold standard ở Mỹ, gián tiếp phá giá đồng USD so với các đồng tiền châu Âu khác. Có lẽ lúc đó nhiều nước châu Âu cho rằng việc Mỹ bỏ gold standard là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của thương mại quốc tế. Bởi vậy một trong các mục đích chính của London Economic Conference là thuyết phục Mỹ thiết lập lại gold standard.

Dani Rodrik cho rằng Roosevelt đã đúng khi từ chối ủng hộ giải pháp này vì lúc đó Mỹ cần phải tăng money supply đối phó với tình trạng deflation đang rất nguy hiểm (debt deflation cycle). Chính vì Mỹ tẩy chay nên London Economic Conference đã thất bại, kéo theo cả kế hoạch giải quyết các gánh nặng nợ nần cho các nươc thua trận trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo một số nhà lịch sử, chính những gánh nặng nợ nần này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc chiến thế giới lần thứ hai.

Cuộc gặp G20 sắp tới, Mỹ đã đề suất một kế hoạch phối hợp fiscal stimulus toàn cầu. Dường như châu Âu không hào hứng gì với kế hoạch này, mà lại đề xướng một kế hoạch tăng cường regulation cho hệ thống tài chính toàn cầu, điều mà Dani Rodrik không ủng hộ. Khác với lần họp trước, lần này China sẽ có một tiếng nói quan trọng. Dường như China đang ủng hộ ý tưởng fiscal stimulus toàn cầu của Mỹ, nhưng cũng chính China đang "cứng đầu" không chịu để đồng Nhân dân tệ lên giá, hệt như Roosevelt đã làm
76 năm trước.

Update (24/03): Tôi có lần đã đề cập đến ý tưởng khôi phục lại đồng SDR ở đây, bây giờ China đã chính thức lên tiếng về vấn đề này, có lẽ lo sợ đồng USD sẽ collapse.

Update (08/04): G20 đã kết thúc và Dani Rodrik tổng kết kết quả của hội nghị này ở đây. Về cơ bản Mỹ không thuyết phục được châu Âu phối hợp kích cầu và châu Âu cũng không đạt được một thỏa thuận quốc tế nào về financial regulation, ngoại trừ một số điều khoản về tax haven có tính tượng trưng. Trong khi đó dù không đặt được mục đích khôi phục lại đồng SDR, TQ đã đi được nửa đường là nâng cao vai trò và dự trữ của IMF, điều mà nhiều nhà kinh tế đồng tình.

Update (10/06): Hai tháng sau khi G20 họp thượng đỉnh, có vẻ như các lời hứa góp thêm tiền vào IMF đang bị trục trặc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...