Tình cờ FT vừa có một bài book review của Samuel Brittan cho một quyển sách về Fed của Johan Van Overtveldt. Bài review này tóm tắt 7 điểm quan trọng sau, là tiền đề cho một chính sách inflation targeting:
1. Ngân hàng trung ương phải luôn có khả năng kiểm soát được lãi suất ngắn hạn thông qua các công cụ thị trường.
2. Lãi suất ngắn hạn phải có ảnh hưởng đáng kể lên các hoạt động kinh tế trực tiếp, hoặc gián tiếp qua lãi suất dài hạn.
3. Bong bóng giá tài sản cần được đối phó một cách gián tiếp, vì nó chỉ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ thông qua lạm phát (CPI).
4. Các hoạt động kinh tế và việc làm có thể được điều chỉnh trong các giai đoạn tăng-giảm của chu kỳ kinh tế bằng cách để lạm phát tăng/giảm hơn mức dài hạn trong vòng 2-3 năm. Song song với chính sách tiền tệ, chính phủ có thể dùng chính sách tài khóa với mục tiêu cân bằng ngân sách trong một giai đoạn đủ dài để có thể có thặng dư khi kinh tế tăng trưởng và thâm hụt khi suy thoái.
5. Đặt mục tiêu lạm phát nhỏ nhưng lớn hơn zero để lãi suất thực có thể thay đổi từ âm sang dương mà lãi suất danh nghĩa không bị chạm vào giới hạn zero.
6. Ngân hàng trung ương phải hoạt động độc lập (với chính phủ).
7. Mối tương quan Phillips curve giữa thất nghiệp và output gap có thể được sử dụng để hoạch định chính sách tiền tệ, với điều kiện các nhà hoạch định chính sách phải tách biệt được các biến động do short-term shocks tạo ra.
Có thể đến một lúc nào đó VN sẽ cần đến cái list này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét