John Taylor là một "big name" trong giới economists, nhất là monetary và macroeconomists. Có lẽ bất kỳ nhà kinh tế nào cũng chỉ mong mình có một contribution để đời như "Taylor's rule". (Ngoài lề: Taylor's rule là một nguyên tắc giúp các ngân hàng trung ương xác định lãi suất cơ bản của mình dựa vào số liệu GDP và inflation. Nguyên tắc này cho rằng lãi suất cơ bản phải được tăng/giảm để đối phó với sự giảm/tăng tốc độ tăng trưởng GDP và sự tăng/giảm lạm phát. Điều kiện tiên quyết để Taylor's rule thành công là mức độ thay đổi của lãi suất cơ bản phải cao hơn mức độ thay đổi của GDP và inlfation.)
Trong cuộc khủng hoảng này, khác với Krugman/Mankiw và nhiều nhà kinh tế khác, John Taylor không tham gia nhiều vào các cuộc tranh luận về chính sách giải cứu và kích cầu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi đó có lẽ ông là người sớm nhất đưa ra các nghiên cứu có tính học thuật về cuộc khủng hoảng. Cho đến thời điểm này John Taylor có hai bài nghiên cứu quan trọng: "A Black Swan in the Money Market" và "The Financial Crisis and Policy Responses". Bài đầu xuất hiện từ tháng 4/2008 còn bài sau viết từ tháng 11/2008 nhưng chỉ thực sự được chú ý sau khi Taylor viết một bài trên WSJ hồi đầu tháng 2/2009.
Bài viết đầu không gây nhiều chú ý trong giới econblogger, chỉ được nhắc qua ở đây và đây. Có lẽ thời điểm đó mọi người có quá nhiều thứ phải quan tâm. Nhưng cũng có lẽ bài viết này không nêu ra điều gì mới chỉ cho thấy Libor-OIS spread đã tăng vọt sau tháng 8/2007 và TAF không xoay chuyển được tình hình. Ngược lại bài viết thứ hai, nhất là tóm tắt của Taylor trên WSJ, đã tạo ra một làn sóng phản hồi trên blogosphere. Bài viết này tiếp tục khai thác Libor-OIS spread như là một chỉ số chính về tình hình khủng hoảng. Từ việc phân tích chỉ số này xung quanh thời điểm Lehman phá sản (xem đồ thị bên dưới), Taylor kết luận thực chất vụ phá sản này không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng sau đó.
Kết luận này của Taylor bị hầu hết giới econbloggers phản đối, điển hình như James Surowiecki, Paul Krugman, Mark Thoma. Cá nhân tôi, chứng kiến những gì xảy ra trong tháng 9/2008, nghiêng về phía phản đối Taylor. Thời điểm đó đa số giới tài chính, nhất là các tổ chức có high leverage như hedge funds hay investment banks, đều tìm cách tháo chạy, unwind tất cả các positions đang nắm giữ, dù long hay short. Trong tình hình như vậy, Libor-OIS spread hay bất kỳ chỉ số kinh tế tài chính nào khác đều không có ý nghĩa lớn. Có lẽ các ngân hàng report cho BBA (để tính Libor) đều không quan tâm mình có report số liệu chính xác hay không.
Tôi tin rằng John Taylor cũng biết những điều này. Thời điểm đó chắc chắn ông phải đọc báo, xem TV, và có thể theo dõi blogs như tất cả mọi người. Chưa kể Taylor chắc không thiếu các connections trong giới tài chính và cả giới làm chính sách. Vậy tại sao Taylor lại đưa ra một kết luận "controversial" như vậy?
Kết luận thứ hai của John Taylor cũng bị phản đối khá mạnh từ chính người mà John Taylor từng hi vọng mình sẽ thay thế: Alan Greenspan. Kết luận này cho rằng nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng là do Greenspan đã giữ lãi suất quá thấp quá lâu, không tuân theo Taylor's rule, nên đã tạo ra housing bubble. Greenspan đã nhiều lần tự bảo vệ mình trước những phê phán tương tự như vậy, nhưng lần này Greenspan thẳng thừng tuyên bố không chỉ Taylor đã sai lầm mà chính Taylor's rule cũng có vấn đề. Theo Greenspan, giai đoạn sau 2001 thị trường tài chính thế giới đã có một structural change, do vậy lãi suất ngắn hạn đã không còn quyết định được lãi suất dài hạn. Điều này làm chính sách tiền tệ của Fed không có tác dụng với thị trường nhà đất vì các khoản vay bất động sản thường là dài hạn.
Giới econbloggers cũng đa phần nghiêng về phía Greenspan, dù vẫn cho rằng chính sách của Fed giai đoạn 2003-2004 có sai lầm và đã góp phần làm nóng thêm bong bóng bất động sản. Bản thân Taylor trong bài viết của mình cũng đề cập đến lãi suất dài hạn có vẻ không bị ảnh hưởng bởi lãi suất ngắn hạn. Nhưng Taylor không đưa ra lời giải thích cụ thể nào về vấn đề này, chỉ đưa ra bằng chứng rằng quan điểm giải thích ngược lại dựa vào "saving glut" không phù hợp với số liệu thống kê. Mark Perry, một blogger ủng hộ Taylor, cho rằng việc money supply tăng 27% trong giai đoạn 2001-2005 là bằng chứng cho kết luận của Taylor. Có điều cả Perry và Taylor đều không giải thích được tại sao lạm phát đo bằng CPI hay PCE index đều không tăng mạnh như housing price.
Thực ra cả hai kết luận trên của Taylor đều để đưa đến kết luận cuối cùng, chính government policy là nguyên nhân dẫn đến và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện tại. Tôi không có bình luận gì về kết luận này, nhưng tự hỏi nếu John Taylor chứ không phải Ben Bernanke đang ngồi ở ghế chủ tịch Fed thì kinh tế thế giới sẽ như thế nào ở thời điểm này?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét