Thứ Năm, 5 tháng 3, 2009

Economics II


Tôi định chỉ update vào entry Economics, nhưng rồi thấy cái này quan trọng nên phải viết thành một entry riêng.

Hồi cuối tháng 1 Krugman có một bài phê phán quan điểm "Treasury view" của Eugene Fama, đồng thời gọi giai đoạn phát triển macroeconomics trong những năm 70 là "Dark Age". Ý của Krugman là trong giai đoạn này các nhà kinh tế rời bỏ học thuyết của Keynes quay sang phát triển RBC nên đã đánh mất một thành tựu quan trọng về demand side trong macroeconomics mà Keynes đã đưa ra gần 40 năm trước đó, tương tự như những thành tựu văn minh thời Hi lạp - La mã đã bị mất trong giai đoạn Dark Age. Mặc dù không chỉ trích trực tiếp Milton Friedman, Krugman dường như nhắm vào Chicago school với những cái tên được nhắc đến nhiều như Lucas, Fama, Cochrane, Prescott. Cũng theo Krugman, những econ departments theo trường phái neo-classical đã cố tình xóa bỏ Keynesian theory khỏi chương trình học (tôi cũng đã từng thắc mắc khi thấy một quyểt macro textbook của Thomas Sargent không đề cập đến IS-LM).

Ngay cả nếu so sánh Dark Age của Krugman có hơi quá lời, những phê phán này có lẽ còn nhẹ nhàng hơn những gì mấy ngày gần đây giới econblogger đổ xô vào chê bai monetary economics (GS Trần Hữu Dũng cùng cho rằng monetary economics "không có gì đáng dạy"). Đầu tiên là một bài viết về Dark Age trong monetary economics của Nick Rowe, kéo theo Krugman Econlog vào cuộc. Cáo buộc quan trọng nhất của Rowe là nhiều mô hình dùng mang tiếng là mô hình tiền tệ nhưng không có money một cách đúng nghĩa. M được đưa vào dưới dạng money demand function hầu như không liên quan gì với real side, ngoại trừ cash-in-advance constraint hoặc liquidity preference trong hàm utility, hoàn toàn ad-hoc.

Tệ hại hơn, các mô hình tiền tệ không quan tâm gì đến các khái niệm M0, M1, M2 và khả năng velocity/multiplier có thể bị endogenous, điều mà bất kỳ ai cũng có thể thấy được chỉ cần nhìn lướt qua số liệu thống kê. Vai trò của hệ thống ngân hàng hoàn toàn không xuất hiện còn ngân hàng trung ương chỉ được biểu diễn bằng một reaction function dạng như Taylor rule hoặc inflation targeting. Tất nhiên vâi trò lender-of-last-resort cũng như liquidity provider của central bank hoàn toàn vắng bóng. Đây là lý do tại sao monetary economist hoàn toàn "im hơi lặng tiếng" trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Họ không có công cụ và lý thuyết để giải thích những gì đang xảy ra, chứ đừng nói gì đến đưa ra giải pháp. Monetary economists cũng "bất lực" khi lãi suất ngắn hạn xuống gần zero và central bank chuyển sang quantitative easing, điều mà Keynes cách đây 70 năm gọi là "liquidity trap".

Tôi rất thấm thía những phê phán của Nick Rowe vì những mô hình mà tôi sử dụng đúng là có những khiếm khuyết này. Những mô hình này thực chất là mô hình "cashless", nominal side thêm vào chỉ là "hương hoa" chứ không có thực chất. Nếu bỏ đi các ad-hoc assumptions về nominal side thì nominal dichotomy xảy ra đúng như một mô hình chỉ có real side, nghĩa là tăng gấp đôi M sẽ làm mặt bằng giá tăng gấp đôi và real side hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Khi còn làm luận án, tôi đã có lần complain những bức xúc này với giáo sư hướng dẫn (ông hiện đang là thành viên của RBA Board, tương đương với FOMC của Fed) và ông trả lời rằng đó là "second best solution" cho giới làm mô hình macro, còn central bankers phải sử dụng time series cho short-term forecasts (tất nhiên vẫn phải kết hợp với DSGE). Tóm lại trong lĩnh vực monetary economics có một khoảng cách khá lớn giữa giới academic và policy makers/market participants.

Bài phê phán monetary economics quan trọng thứ hai là bài của Willem Buiter trên FT. Buiter chỉ ra 3 lỗ hổng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về monetary economics. Thứ nhất là giả thiết complete market, nghĩa là trong bất kỳ trường hợp nào người ta cũng có thể mua bán được các tài sản của mình vơi một mức giá cạnh tranh phản ánh đúng marginal benefit/marginal cost. Điều này rõ ràng không phù hợp với hoàn cảnh illiquid market của rất nhiều sản phẩm tài chính và cả nhiều loại physical goods khác. Tình trạng illiquidity của một loại hàng hóa không chỉ đơn thuần vì central bank không cung cấp đủ liquidity ra thị trường. Một ví dụ rất rõ là mặc dù Fed đã bơm liquidity ra trong giai đoạn khủng hoảng nhưng các ngân hàng giữ gần như toàn bộ lại dưới dạng reserves nên liquidity trên thị trường vẫn thiếu, dẫn đến những vụ sụp đổ của các mắt xích yếu nhất như Bear hay Lehman.

Giả thuyết complete market trong thế giới của Arrow-Debreu cho rằng bất kỳ rủi ro nào cũng có thể được định giá và tất cả các kịch bản (state) của tương lai đều có thể xác định được. Do đó thị trường luôn tồn tại cho bất kỳ tài sản nào. Cuộc khủng hoảng này cho thấy có những rủi ro (risk) không thể định giá được vì ngoài risk còn có uncertainty. Trên thị trường khái niệm risk và uncertainty được phân biệt rạch ròi nhưng trong kinh tế học nói chung (chứ không riêng monetary economics) hai khái niệm này chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các nhà kinh tế dùng probability distribution để mô tả risk cho một outcome nào đó, nhưng với uncertainty (đồng nghĩa với distribution không xác định được) thì lý thuyết kinh tế chưa có cách nào biểu diễn.

Phê phán thứ hai của Buiter là giả thiết efficient market hypothesis (EMH). Cùng với complete market, rational expectation, EMH sẽ dẫn đến một hệ quả là trong dài hạn tất cả các thị trường đều tồn tại một steady state, trong đó "invisible hands" sẽ làm nhiệm vụ một central auctioneer đảm bảo cho tất cả các loại tài sản đều có giá trị equilibrium. Tạm bỏ qua chỉ trích của Buiter về tính chất centralized vs decentralized của các mô hình kinh tế, vấn đề steady state của các mô hình dynamic đòi hỏi phải có thêm một điều kiện nữa gọi là tranversality condition. Đối với các mô hình tài chính tiền tệ điều kiện này được nhiều người gọi là non-Ponzi scheem condition. Điều đáng nói là transversality condition chỉ là một điều kiện toán học để một bài toán dynamic optimization có lới giải chứ không có gì đảm bảo market participants tuân thủ điều kiện này. Ví dụ dễ thấy nhất là vụ Madoff, nhưng toàn bộ cuộc khủng hoảng này cho thấy nhiều financial instituitions trên thực tế đã kinh doanh theo dạng Ponzi game (ví dụ cho rằng giá nhà đất không bao giờ giảm). Hậu quả là thay vì thị trường có xu hướng tiến về steady state thì nó sẽ crash để chuyển từ một unstable path này sang một unstable path khác.

Phê phán cuối cùng của Buiter có tích chất kỹ thuật. Đó là việc các nhà kinh tế khi xây dựng mô hình và tính toán dựa trên các mô hình của mình đã phải dùng một kỹ thuật là linearization để đơn giản hóa mô hình của mình. Do vậy tất cả các đặc tính quan trọng của thị trường như thresholds, critical mass, tipping points đều bị loại bỏ. Chưa kể sau khi được linearized, các mô hình chỉ còn khả năng nghiên cứu những cú sốc rất nhỏ (quanh steady state), do đó những vấn đề của khủng hoảng (big shocks) nằm ngoài khả năng nghiên cứu và độ chính xác của các mô hình kinh tế.

Câu kết luận của Willem Buiter "knowing that you know nothing is the beginning of wisdom" vừa là một thực tế đáng buồn của kinh tế học nói chung và monetary economics nói riêng. Nó không chỉ là vấn đề Dark Age như Krugman chỉ ra mà chính là vấn đề sub-optimum equilibrium của cả ngành khoa học kinh tế mà Colander lo ngại.


Update (09/03): Nick Rowe vừa đưa ra một mô hình có M và endogenous velocity, tiếc là vẫn chưa có central bank và commercial banks.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...