Bài này quan trọng không chỉ vì của Philippe Aghion, một tên tuổi nặng ký trong economic growth theory, mà còn vì một đồng tác giả là favorite economist của tôi. Nói vậy thôi chứ vấn đề ownership structure này rất quan trọng trong corporate governance và rất cần cho vai trò định hướng (thông qua regulation) của chính phủ.
Như nhiều người đã biết, hệ thống corporations của Mỹ có tỷ lệ ownership từ các institutional investors nhiều hơn ở châu Âu và Nhật, nơi mà ngân hàng có vai trò quan trọng hơn. Theo Aghion et. al., đây là điều Machael Porter cho là điểm yếu trong corporate governance của Mỹ vì các institutional investors thường không giữ cổ phần long-term. Nếu họ thấy tình hinh earning của doanh nghiệp giảm, hoặc đơn giản là giá cổ phiếu trên thị trường giảm là họ rút ra, nhiều khi đó là investment process bắt buộc của các investors này (ví dụ qui định penny stock). Nếu vậy, điều này sẽ khuyến khích các CEO chỉ chạy theo các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, không theo đuổi các nghiên cứu phát minh (R&D) có tính chất dài hạn và rủi ro cao.
Điều này về mặt logic có vẻ hợp lý nhưng kinh nghiệm thực tế dường như không đúng như vậy. Nghiên cứu của Aghion et. al. đã chứng minh rằng correlation giữa tỷ lệ institutional ownership và số lượng phát minh có chất lượng "strongly positive". Nghĩa là công ty có tỷ lệ institutional ownership càng cao sẽ càng có nhiều phát minh có giá trị. Hơn nữa hiệu quả của số tiền bỏ vào R&D ở những công ty này cũng cao hơn. Aghion et.al. giải thích rằng điều này là do CEOs ở các công ty có institutional ownership cao thực ra lại dám take risk nhiêu hơn vì họ biết rằng các institutional investors có thể hiểu được tại sao họ thất bại, do vậy những thất bại trong R&D ít ảnh hưởng hơn đến career của các CEOs.
Dài dòng như vậy để dẫn đến kết luận là mô hình ownership của Anh-Mỹ có thể không tệ như Michael Porter nghĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét