Giới traders WS từ xa xưa truyền tụng nhau câu nói "Sell in May, go away". Nếu bạn thực hiện strategy này (short DJIA hoặc SPX) trong tháng 5 vừa rồi, bạn đã bỏ túi 7-8%, đủ để có thể yên tâm đi nghỉ hè trong 3 tháng tới. Nhưng các policy makers, nhất là ở châu Âu, không may mắn như bạn, có lẽ họ sẽ bận túi bụi trong mấy tháng hè này để đảm bảo những green shoot nảy mầm từ mùa xuân năm ngoái không tàn rụi khi chưa kịp trưởng thành. Nói theo kiểu "hàn lâm" là cái chữ V không biến thành W. Hoặc hơn thế nữa, để đảm bảo những mầm mống của một châu Âu thống nhất, mà bước đầu tiên là một đồng tiền chung, không bị lụi tàn.
Hồi cuối năm ngoái tôi dự báo "chắc như đinh đóng cột" rằng đồng USD sẽ tiếp tục mất giá, tất nhiên là so với đồng EUR. Lý do là nếu Mỹ thoát khỏi khủng hoảng và phục hồi mạnh thì sẽ không tránh khỏi bị lạm phát cao, dẫn đến đồng USD sẽ phải mất giá để Mỹ giữ được competitiveness. Đấy là chưa kể khi TQ và những chủ nợ của Mỹ lo ngại Treasury yield tăng sẽ diversify số dự trữ khổng lồ của họ ra khỏi Mỹ, tất yếu phải bán USD assets và làm tăng USD supply (the exactly opposite just happened this month, see below). Còn nếu kinh tế Mỹ tiếp tục stagnant, Fed/Treasury sẽ phải tiếp tục kích cầu/nới lỏng bằng mọi cách, kết quả là liquidity sẽ tràn ngập thị trường và đồng USD không thể ngóc đầu lên được.
Ấy vậy mà chỉ vài tháng sau, đích thân TT Sarkozy đã phải đập bàn tuyên bố nếu Angela Merkel không đồng ý với kế hoạch giải cứu Hi lạp trị giá €110b, Pháp sẽ rút ra khỏi EMU, đặt dấu chấm hết cho đồng EUR. Cuối cùng Đức đã chấp nhận và đợt giải ngân đầu tiên cho Hi lạp đã kịp thời cung cấp số liquidity cần thiết để nước này thanh toán €8.5b tới hạn, tránh khỏi outright default vào phút cuối cùng. Tuy nhiên market dường như không còn tin vào khả năng chi trả của Hi lạp, dù EU có cho vay đủ để nước này không cần phát hành thêm bonds trong 18 tháng tới. Tệ hơn nữa, nhiều người không còn quan tâm đến Hi lạp mà đặt câu hỏi: who's next? Portugal, Spain or even Italy? Vấn đề contagion không còn là if nữa mà là how.
Không biết Sarkozy có phải đập bàn một lần nữa không nhưng chỉ hơn 1 tuần sau khi đưa ra gói giải cứu cho Hi lạp, châu Âu công bố một gói giải cứu cho chính bản thân mình, tất nhiên lớn hơn nhiều: €750b. Thêm vào đó Fed mở lại swap lines khi các ngân hàng châu Âu bắt đầu có khó khăn thanh khoản USD, bằng chứng là Ted spread tăng liên tục từ 15bps đến gần 40bps. Đối mặt với việc các nước PIGS không chóng thì chầy sẽ bị hạ credit rating, ECB tuyên bố sẽ chấp nhận tất cả các government bonds làm thế chấp chứ không yêu cầu phải có investment grade nữa. Không lâu sau đó ECB đưa ra kế hoạch sẽ trực tiếp mua vào EU bonds và mở €60b credit line cho các nước, điều mà giới tài chính đã kêu gọi từ đầu cuộc khủng hoảng (với tên gọi nuclear weapon).
Tuy nhiên thị trường vẫn tiếp tục bi quan và chỉ một lệnh sell gõ nhầm đã làm náo loạn WS trong phiên giao dịch chiều 6/5. Đến giờ này dù SEC đã điều tra gần cả tháng và QH Mỹ đã gọi nhiều chuyên gia tới điều trần, lý do DJIA mất 1000 điểm rồi rebound trong 1 tiếng ngày hôm đó vẫn chưa được tìm ra. Người thì đổ cho high frequency trading, người thì cho rằng market circus breakers của các sàn giao dịch không hoạt động đồng bộ, hay thậm chí có người đổ lỗi cho một lời phát biểu của Jeff Frankel ám chỉ khủng hoảng sẽ lan rộng. Dẫu gì đi nữa, không ai dám khẳng định một vụ sụp đổ tương đương như vậy sẽ không xảy ra trong tương lai. Những investors nào đang sử dụng real-time stop-loss sẽ phải hết sức cẩn thận vì lần sau Nasdaq có thể sẽ không cancel trades một lần nữa.
Và cái "lần sau" đấy đã suýt nữa xảy ra khi Đức bất ngờ tuyên bố cấm naked short sell và naked CDS, market players tháo chạy ồ ạt làm đồng EUR rơi không phanh từ 1.25 xuống 1.22 chỉ trong vòng 10 phút cuối ngày 18/5. Giới giang hồ (aka bloggers) đồn đại rằng ECB/Fed đã phải âm thầm nhờ SNB can thiệp vào thị trường ngoại hối trong mấy ngày sau đó để cứu không cho đồng EUR sụp đổ. Nhưng như những lần can thiệp trước đây, chỉ trong vòng một tuần đồng EUR quay lại test 1.22 level khi FT đưa một bản tin về việc TQ đang xem xét lại portfolio của mình để bán bớt EUR assets. Không rõ ECB có rỉ tai PBoC gì không nhưng ngay ngày hôm sau TQ đã phủ nhận tin này dù ai cũng biết TQ đang như ngồi trên đống lửa nhìn số EUR assets của mình bay hơi cùng với các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu.
Trái với đa số investors, các policy makers của châu Âu cho rằng họ đã ngăn chặn được cuộc khủng hoảng. Bini Smaghi, ECB executive board member, khuyên investors nên tin vào đánh giá của IMF dài 120 trang chứ đừng tin các bình luận 1 trang của giới brokers đang tiếp tục bi quan về tình hình châu Âu. Có lẽ các quan chức Portugal cũng nghĩ như vậy nên nước này tranh thủ lúc bond yield đang cao vòi vọi buy back bonds của mình với giá rẻ, đúng với kịch bản của Ecuador hơn một năm về trước. Central bankers của Portugal có thể make profit từ lần speculation này, nhưng đó chỉ là paper profit, real economy của các nước PIGS không có lối thoát. Trong khi kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng thì các nước này phải đưa ra hàng loạt biện pháp thắt lưng buộc bụng để vừa lòng Đức, nước "chủ chi" chính cho các gói giải cứu. Nhưng điều này cần thiết để giúp chính phủ Angela Merkel gạ được QH Đức thông qua (21/5) những cam kết giải cứu của mình hồi đầu tháng.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chính phủ Obama cũng gạ được US Senate thông qua dự luật cải tổ hệ thống ngân hàng. Chiến thắng của Obama có lẽ một phần nhờ scandal của Goldman Sachs đã làm public opinion chống lại giới WS đúng vào thời điểm bỏ phiếu. Dù GS đã cố gắng thu xếp để vụ việc chìm vào quên lãng, vụ computer glitch ngày 6/5 đã tiếp tay rất nhiều cho những người ủng hộ dự luật này. Điểm thành công nhất của lần cải tổ này là sự quay lại của tinh thần Glass-Steagall, tách investment banking ra khỏi commercial banks. Thêm vào đó là yêu cầu central clearing cho các loại OTC derivatives và cơ chế phá sản cho các institution quan trọng cũng là một đổi mới đáng kể. Tuy nhiên Simon Johnson vẫn rất thất vọng vì dự luật không đả động gì đến vấn đề too-big-to-fail, thậm chí Volcker's version nhẹ nhàng hơn chỉ yêu cầu đánh thuế những big banks cũng đã bị bỏ ra vào phút chót.
Một dự báo "như đinh đóng cột" khác của tôi mấy tháng trước là ECB sẽ more hawkish hơn BoE, đơn giản vì đấy là ECB. Nhưng khi CPI của UK tăng 3.7% trong tháng 4 (trong khi BoE target 2%), dự báo này xem ra không còn đứng vững. Có lẽ BoE sẽ phải gia nhập hàng ngũ của RBA và Norgebank bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất sớm hơn dự kiến (ironically, thị trường lại price in RBA sẽ giữ nguyên lãi suất thứ Ba tới, nếu không cắt). Trong khi đó PBoC tiếp tục dùng RRR để thắt chặt tiền tệ và thông báo sẽ gia tăng các biện pháp gây khó dễ cho giới real estate speculators để tránh một vụ sụp đổ nhà đất như ở Mỹ. Michael Pettis không hổ danh blogger hay nhất về kinh tế TQ với một bài viết mới về khả năng RMB sẽ phải revalue sớm hơn dự kiến chính vì đồng EUR mất giá, ngược với đa số các bình luận khác. Nhưng sau cuộc họp China-US SED mấy ngày cuối tháng, chẳng thấy Tim Geithner lẫn các quan chức TQ tuyên bố điều gì rõ ràng, nhưng biết đâu "no news is good news".
Nhưng chắc chắn "no news" từ BP thì không "good" tí nào. Đến giờ này "top kill" đã thất bại và "nuclear option" đang được nghiên cứu, đúng theo nghĩa đen của từ này:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét