1. Vietnam Credit, một công ty tư nhân cung cấp dịch vụ rating của các ngân hàng thương mại đã bị NHNN xoa sổ. Nếu thông tin trong bài của The Economist là đúng, không hiểu NHNN nghĩ gì khi đặt ra yêu cầu giám đốc một rating agency về ngân hàng phải tốt nghiệp Đại học Ngân hàng, một trường đại học không mấy tên tuổi và uy tín ở VN. Điều này cũng đồng nghĩa các rating agencies quốc tế như Moody, Fitch, S&P sẽ không có cửa hoạt động ở VN, trừ khi họ mở subsidiaries và giao cho một người VN tốt nghiệp trường đại học nói trên làm giám đốc, một điều không tưởng. (Update: 14/5: Thông tin trong bài báo của The Economist sai. Một đại diện của Vietnam Credit đã cho tôi biết không hề có chuyện NHNN đóng cửa công ty này, họ vẫn hoạt động bình thường. Về yêu cầu bằng cấp của người lãnh đạo một rating agency, đúng như bạn Anonymous May 5, 3:40AM, bên dưới cho biết, dự thảo của thông tư hướng dẫn chỉ yêu cầu có bằng đại học về tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin chứ không bắt buộc phải học Đại học Ngân hàng. Đây có thể là lỗi dịch thuật của The Economist. Tôi xin rút lại những nhận định bên trên.)
2 Không biết tác giả Nguyễn Hồng Hải trong bài viết này có phải là bạn Nguyễn Hồng Hải comment trong entry này không. Tôi hoàn toàn ủng hộ những đề nghị của bài báo nói trên liên quan đến việc các ngân hàng nhỏ phải nâng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng. Những đề nghị này sensible hơn nhiều những gì ông Lê Đức Thúy nói trong bài phỏng vấn này. Tôi sẽ quay lại vấn đề này trong một entry tới.
3. Bạn Nguyễn Hồng Hải hỏi quan điểm của tôi về khả năng khủng hoảng nợ quốc gia từ Hi lạp lan rộng ra các châu lục khác. Theo tôi khả năng này không lớn, nếu có thì chỉ châu Mỹ La tinh có rủi ro, châu Á khá an toàn vì tỷ lệ nợ quốc gia không cao (trừ Nhật) và hầu hết các nước đầu tầu của châu Á (TQ, Ấn độ, Hàn quốc) đều có reserve tương đối tốt nên không sợ bị liquidity crisis. Nếu khủng hoảng từ Hi lạp lan ra các nước PIIGS và các nước periphery của châu Âu thì VN sẽ bị ảnh hưởng vì xuất khẩu sang thị trường này suy giảm. TQ cũng sẽ mất một phần thị trường xuất khẩu nên sẽ tiếp tục giữ RMB undervalued đông thời dump các mặt hàng kém chất lượng sang VN và các nước nghèo khác. Tóm lại vì độ mở của kinh tế VN quá lớn nên bất kỳ thay đổi nào trong export demand cũng ảnh hưởng mạnh đến domestic growth.
4. Tôi không biết tác giả Dương Ngọc là ai và cũng không thích style của bài báo này trên VNEconomy, đọc rất giống các "văn kiện đại hội". Tuy nhiên bài báo có một số thống kê về kinh tế VN giai đoạn 1977-1980, không biết nguồn từ đâu và độ chính xác như thế nào, nhưng khá mới với tôi nên lưu link lại đây làm reference.
Theo tác giả này, từ năm 1977 đến 1980, GDP VN tăng trưởng trung bình 0.4%, trong khi dân số tăng 2.31%, nghĩa là thu nhập bình quân đầu người giảm gần 2%/năm trong giai đoạn đó. Riêng 2 năm 79-80 GDP giảm 2% và 1.4%, như vậy 2 năm 77-78 phải có tăng trưởng là 2.5%/năm, khá tương đồng với tốc độ tăng dân số. Do vậy có thể ước lượng mức sống trong 2 năm này (77-78) không bị tụt quá tệ nếu tin theo số liệu nói trên. Tuy nhiên tôi nhớ giai đoạn 77-78 là giai đoạn rất khó khăn, người dân đã bắt đầu phải ăn bo bo. Cá nhân tôi thấy khó tin hai năm này VN có tăng trưởng dương.
Tỷ lệ thất nghiệp 12.7% (khó tin là thời đó có thống kê chính xác như vậy), theo tôi chỉ phản ánh bộ phận lao động không nằm trong các hoạt động kinh tế chính thức (cơ quan nhà nước, xí nghiệp, HTX...). Thời đó chỉ có một bộ phận rất nhỏ những người hàng tháng nhận "thùng hàng từ bển" là có thể liệt kê vào nhóm "thất nghiệp". Còn lại ai cũng phải làm một cái gì đó để kiếm sống.
"Cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng, khi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 80-90% nhu cầu sử dụng trong nước...", ngầm định trade deficit khoảng 10-20%. Nên nhớ hai năm vừa rồi (2008-2009) thâm hụt thương mại cũng nằm trong khoản này, năm nay nhiều khả năng sẽ vượt 20%. Tất nhiên hệ thống thống kê thời đó khác xa hiện nay nên con số này có thể không tương đồng, nhưng cũng đáng suy ngẫm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét