Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Speculation


Các đây vài năm trong giới finance của Úc có một số người nghi ngờ rằng RBA, ngân hàng trung ương Úc, can thiệp vào thị trường ngoại tệ chỉ đơn giản vì cơ quan này muốn kiếm lợi nhuận chứ không phải vì nhu cầu bình ổn tỷ giá, nghĩa là hoàn toàn là một speculator. Stabilization chỉ là hệ quả của speculation như tôi đã đề cập đến trong entry trước chứ không phải là mục đích của RBA (và điều này không có gì là xấu, RBA vừa kiếm được tiền vừa bình ổn được tỷ giá).

Lập luận của những người nghi ngờ RBA như sau: ai cũng biết tỷ giá của một đồng tiền (so với một đồng tiền khác) về lâu dài phụ thuộc vào các yếu tố fundamental (i.e. current account balance, capital flow, inflation,...). Bởi vậy nếu RBA cho rằng tỷ giá thay đổi vì fundamentals thay đổi thì không có lý do gì họ phải can thiệp và trên thực tế RBA không bao giờ can thiệp để định hướng AUD trong dài hạn. Trong ngắn hạn, tỷ giá có thể biến động vì các yếu tố tâm lý hay trading noises và điều này sẽ attract các currency speculators nhảy vào kiếm lợi khi đồng AUD bị cho là over hay undervalued, do đó thị trường sẽ tự động bình ổn sau một thời gian ngắn.

Với một thị trường FX khá sâu và rộng như của đồng AUD, không có lý do gì để nghi ngờ sức mạnh của giới speculators và khả năng bình ổn thị trường của họ. Như vậy RBA tham gia bình ổn là thừa và những hoạt động này chỉ nhằm mục đích kiếm lời như các speculators khác. Khả năng duy nhất để RBA phải can thiệp là khi AUD bị tấn công, nghĩa là các private speculators vào hùa với nhau đặt lệnh mua/bán cùng một phía để tạo ra self-fulfilling appreciation/depreciation như trường hợp GBP của Anh bị tấn công năm 1992 hay đồng Baht của Thailand năm 1997. Tuy nhiên cần lưu ý trong cả hai trường hợp trên, và có lẽ tất cả các trường hợp currency attack khác, các đồng tiền bị tất công đã bị giữ cao hơn fundamental value quá nhiều và quá lâu, bởi vậy đúng ra ngân hàng trung ương cũng không nên can thiệp vì lý do fundamental như đã nói bên trên.

Quay lại vụ lùm xùm SSI dự báo VNĐ sẽ bị phá giá thêm 4% nữa, phó thống đốc NHNN Trần Minh Tuấn cho biết đã "mách" Thủ tướng và SSC để xử lý SSI vì tội tung tin đồn thất thiệt gây ra hoang mang và ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối VN. Không nói đến chuyện SSI có quyền đưa ra những dự báo như vậy hay không và Bloomberg có quyền đưa tin công khai hay không (theo tôi họ có quyền), trên quan điểm một speculator tôi thấy NHNN đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt khi tỷ giá VNĐ thay đổi mấy ngày qua vì lý do tâm lý. Nếu thực sự NHNN tin rằng fundamentals của VNĐ không có vấn đề gì và sự biến động tỷ giá vừa qua chỉ là tâm lý hoang mang do bản tin của Bloomberg, NHNN nên nhanh chóng bán ngoại tệ ra để speculate, vừa kiếm lợi vừa được tiếng là đã kịp thời bình ổn thị trường, giúp tăng credibility của cơ quan này vốn đang không được cao.

Việc NHNN tìm cách "trừng trị" SSI và liệt thông tin về tỷ giá vào loại "nhạy cảm" theo tôi chẳng có ích gì cho việc bình ổn thị trường và giảm bớt ảnh ưởng của yếu tố tâm lý vào thị trường ngoại hối. Nếu tôi là ông Trần Minh Tuấn tôi sẽ yêu cầu SSI trình bày các nghiên cứu tỷ giá của họ và chỉ ra cho họ thấy những sai lầm trong số liệu, mô hình, tính toán của SSI để công ty này tự khắc phải revise và công bố lại dự báo tỷ giá. Tôi cũng chẳng dại gì "đổ thêm dầu vào lửa" bằng cách công bố NHNN vừa mua vào 1 tỷ USD trong mấy tuần vừa qua, chẳng khác gì nói với giới speculators rằng NHNN đang rút bớt FX supply ra khỏi thị trường.

Tất nhiên tất cả những điều tôi nói ở trên sẽ không đúng nếu trong thâm tâm NHNN đang có ý định phá giá như SSI dự báo vì lý do fundamentals. Mà phá giá thêm cũng chẳng phải là điều gì tồi tệ, theo tôi còn có tác động tốt cho nền kinh tế VN. Nhưng tìm cách xử lý SSI hay bất kỳ một tổ chức tài chính nào khác chỉ vì họ đưa ra một dự báo làm hoang mang thị trường, theo tôi, là sai lầm.


[Full disclosure: Tôi không có bất kỳ financial interests nào đối với SSI hay các financial institutions khác ở VN.]


Update (24/5): Thomas Palley đề nghị ECB phải thực hiện chức năng speculation, mua lại government bonds của các thành viên khi đang có debt crisis. Điều này vừa giúp trấn an thị trường, vừa ổn định mặt bằng lãi suất, và vừa giúp các thành viên repay debts với chi phí thấp hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...