Hồi năm 98-99 tôi tập tễnh xem tin tức tài chính chứng khoán Mỹ trên TV, vẫn còn nhớ những bình luận viên như Paul Kangas, Susie Gharib. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên khi thấy cổ phiếu Mỹ được định giá không phải theo hệ thập phân cho phần lẻ (nhỏ hơn 1 dollar) mà là hệ 1/8, nghĩa là giá stock được quote là $x + 1/8, 2/8, 3/8.... Hỏi nhiều người cũng chỉ biết đó là truyền thống trên thị trường chứng khoán Mỹ. Sau này có đọc được ở đâu đó lý do của việc dùng hệ 1/8 như vậy vì ngày xưa khi mua bán trái phiếu (và các tài sản khác) người ta dùng các thanh vàng và bạc hoặc đồng xu vàng bạc. Để thanh toán cho những phần lẻ thì chia một thanh/đồng xu vàng/bạc thành 1/8, 2/8, 3/8... dễ hơn là chia 1/10, 2/10.... Chẳng biết thuyết này có đúng không nữa.
Bây giờ đọc bài này của Daniel Gross mới biết thực ra Wall Street cho đến cuối thế kỷ 20 vẫn cố giữ cách quote cổ xưa đó không hẳn vì thói quen mà vì như vậy họ có bid-ask spread rộng hơn, do đó lợi hơn trong vai trò trung gian (market makers). Phải đến khi SEC buộc các exchange dùng hệ thập phân (năm 2000-2001) thì cách quote cổ lỗ kia mới biến mất. Hệ quả là bid-ask spread giảm xuống đáng kể và các market makers mất một nguồn thu lớn. Hình như HOSE mấy năm trước cũng yêu cầu các công ty niêm yết phải giảm face value từ 100 nghìn xuống 10 nghìn, có lẽ cũng cùng mục đích.
Update (24/5): Có một điều lạ nữa liên quan đến các con số tài chính. Thường các ngân hàng trung ương tăng giảm lãi suất theo từng nấc 25bps (0.25%). Riêng PBoC tăng/giảm theo 27bps. Không chỉ tăng giảm lãi suất theo khoảng cách lạ đời này, PBoC còn thay đổi required reserve ratio cũng theo bội số của 27.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét