Trong link của bác X30 cung cấp, Bộ KHĐT đặt kế hoạch tăng trưởng cho 5 năm tới trong khoảng 7.5-8.5% và theo thứ trưởng Cao Viết Sinh mức tăng trưởng như vậy chưa phải cao. Thứ trưởng Sinh không cho biết Bộ KHĐT tính toán dựa trên cơ sở nào, tôi tin ông không nói bừa hay bốc thuốc. Tuy nhiên để có tiếng nói phản biện lại kế hoạch đầy tham vọng này, tôi tạm ước lượng potential GDP của VN sử dụng Hodrick-Prescott filter (HPF) để xem tốc độ tăng trưởng như thế nào mới là cao. Xin cảnh báo những con số dưới đây chỉ có tính tham khảo.
Tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố (productivity, capital accumulation, population growth) đồng thời cũng bị giới hạn bởi các yếu tố khác (thể chế chính trị, quan hệ quốc tế, vị trí/đặc điểm địa lý, khí hậu). Nếu những constraints cho tăng trưởng không thay đổi quá nhiều, các nhà kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ đi theo một quĩ đạo nhất định gọi là potential GDP. Trong ngắn hạn GDP thực tế có thể cao hơn hay thấp hơn potential GDP, nhưng về lâu dài nền kinh tế không thể trệch quá nhiều/quá lâu khỏi quĩ đạo này. Các nhà kinh tế đa số đồng ý rằng nếu GDP thực tế cao hơn potential GDP thì nền kinh tế đang phát triển quá nóng, ngược lại là đang bị recession.
Hiển nhiên việc xác định chính xác potential GDP là một điều không thể, không kể có quá nhiều yếu tố (kinh tế và phi kinh tế) góp phần định hình nó, potential GDP thay đổi liên tục vì các tác động bên ngoài thay đổi và bản thân các yếu tố nội tại cũng thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên để có thể ước lượng hiện nền kinh tế đang ở đâu và có chính sách vĩ mô thích hợp, các nhà kinh tế buộc phải đưa ra một con số cho đại lượng này dù độ chính xác có thể không cao.
Có rất nhiều cách ước tính potential GDP. Đơn giản nhất là lấy giá trị trung bình của một giai đoạn nào đó, ví dụ trong 10 năm trước đó. Cách này có nhược điểm là kết quả phụ thuộc nhiều vào thời điểm tính và sample size (số năm), chưa kể còn bị ảnh hưởng bởi một vài outliers, nghĩa là một vài năm tăng trưởng quá nhanh hoặc quá thấp so với potential GDP. Phức tạp hơn người ta có thể dùng một vài mô hình kinh tế để xác định những yếu tố căn bản cho tăng trưởng (capital, labor, inflation...) và gọi đó là natural rate. Dùng các natural rates này trong một mô hình macro sẽ cho ra potential GDP. Nhược điểm chính của cách này, chắc các bạn cũng đoán được, là nó phụ thuộc vào mô hình được sử dụng. Vì các mô hình kinh tế rất khác nhau nên ước lượng cho potential GDP cũng rất khác nhau, dẫn đến tính ứng dụng không cao.
Nằm trong khoảng giữa của hai thái cực này, HPF được nhiều nhà kinh tế sử dụng vì nó không quá phức tạp và có nhiều giả định như các mô hình macro, nhưng có một ít structure chứ không đơn thuần là một phép trung bình cộng. Về cơ bản HPF phân tích một chuỗi số liệu GDP thành 2 thành phần: trend và cyclical. Thành phần trend sau khi tách ra được cho là potential GDP. Mức độ phân bổ GDP thực ra 2 thành phần nói trên phụ thuộc vào một parameter quyết định mức độ trade-off giữa tính ổn định của trend với sai số của trend và GDP thực. Nếu đặt parameter này bằng vô cực thì HPF tương đương với linear trend, nghĩa là tính trung bình cho toàn bộ sample. Việc xác định giá trị của parameter này khá subjective, tuy nhiên các nhà kinh tế gần như thống nhất với giá trị 1600 cho quarterly GDP.
Với số liệu real GDP (1994 price) của VN download từ Datastream (Q2:1999 - Q1:2010), tôi sử dụng Eview để ước tính potential GDP cho VN bằng HPF sau khi đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ bằng X12. Sau đó tính tốc độ tăng trưởng cho từng quí (annualized) của VN trong giai đoạn đó và có kết quả sau:
Như vậy trong hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của potential GDP nằm trong khoảng 5.7-7.6% và đang sụt giảm rất nhanh sau khi đạt đỉnh đầu năm 2005. Tính trung bình cho toàn giai đoạn potential GDP tăng trưởng khoảng 7%/năm nhưng trong 2 năm cuối cùng đã rơi xuống dưới 6%. Hiển nhiên cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua có ảnh hưởng xấu lên tăng trưởng GDP của VN, nhưng sự sụt giảm potential GDP growth (tính theo phương pháp HPF này) cho thấy các yếu tố nội tại và constraints của nền kinh tế đang có xu hướng xấu đi. Nếu không có gì thay đổi đột biến, base case của tôi sẽ chỉ là 6-6.5% tăng trưởng cho potential GDP còn best case sẽ là 7.5%. Rất khó có thể tin potential GDP của VN có thể tăng trưởng từ 7.5-8.5% trong vài năm tới.
Nếu base case là 6-6.5% thì để tăng trưởng thực tế đạt 7.5-8.5%, chính phủ và NHNN phải theo đuổi expansionary cho cả fiscal và monetary policies và chấp nhận output gap từ 1-2.5%. Điều này chắc chắn sẽ gây ra lạm phát cao và các thể loại bubble trên thị trường chứng khoán và bất động sản. Những macro imbalances vốn đã lớn của VN sẽ tiếp tục tăng: public debts, current account deficit, income inequality. Đến một lúc nào đó những imbalances này sẽ buộc phải điều chỉnh lại, dẫn đến tăng trưởng thấp hơn potential, nếu VN may mắn không rơi vào một cuộc khủng hoảng. Bởi vậy tôi tin không một nhà kinh tế nào cổ súy cho phát triển kinh tế quá nóng (cao hơn potential). Nhưng các nhà chính trị không phải lúc nào cũng nghĩ vậy.
Update (31/5): Staff Report của IMF dự báo GDP của VN sẽ tăng 5.8%, 7.0%, 7.4%, 7.4% từ năm 2010 đến 2013, bi quan hơn nhiều so với Thứ trưởng Cao Viết Sinh, nhưng lạc quan hơn tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét