Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010

April


Trung tuần tháng 4, bầu trời châu Âu mù mịt khói bụi của núi lửa Iceland. Cơn bão bụi này làm nhiều hãng hàng không điêu đứng mất mấy ngày, nhưng chắc không bằng cơn bão tài chính từ Hi lạp mấy tháng nay có thể làm nhiều quốc gia điêu đứng trong vài tháng tới. Cuối tháng 3 EU đã mơ tưởng về Paulson' bazooka(*) khi cam kết cho Hi lạp vay EUR30b (cộng với 15b của IMF). Sang tháng 4, khẩu bazooka đó chỉ "dọa" được thị trường 2 tuần, sau khi đám bụi núi lửa Iceland tan đi thì thị trường chợt nhìn rõ hơn chân tướng của khẩu bazooka (45b so với 70-90b mà Hi lạp cần).

[*: Paulson bazooka: Vào tháng 8/2008, Fannie May và Freddy Mac đối mặt với khả năng không thể huy động vốn trên thị trường bond được nữa như Hi lạp hiện tại. Henry Paulson đã xin QH Mỹ thông qua $200b để lập một quĩ dự phòng liquidity cho 2 GSE này. Paulson nói với QH Mỹ rằng dành ra một số tiền lớn như vậy tương đương với việc nói cho market biết mình có một khẩu bazooka chứ không phải đơn thuần một khẩu súng lục nhỏ. Thông tin về khẩu bazooka sẽ trấn an thị trường và Paulson sẽ không bao giờ phải rút ra sử dụng. Chưa đầy một tháng sau, chính phủ Mỹ phải quốc hữu hóa 2 GSE này và từ đó đến nay thuật ngữ "Paulson's bazooka" được dùng để chỉ những chính sách nhằm trấn an tâm lý thị trường bằng một số tiền rất lớn nhưng cuối cùng thất bại.]

Sau hai cú hích của Moody và S&P, tuy có chậm chân so với Fitch, thị trường đã nhanh chóng "price in" rủi ro Hi lạp quịt nợ bằng cách bid up bond yield, có lúc vượt 20% (2-year) trong ngày 28/4. Giống như Paulson đầu tháng 9/2008, đến giờ này EU đã phải rút khẩu bazooka ra tuy với một sự trợ giúp đáng ngạc nhiên của IMF: lần đầu tiên tổ chức này chấp nhận các khoản vay của mình sẽ subordinate so với các nhà đầu tư hiện hữu. Về phần mình chính phủ Hi lạp dường như buộc phải chấp nhận bất kỳ điều kiện nào, dù hà khắc đến đâu như việc phải tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 67. Hãy chờ xem người dân nước này sẽ phản ứng thế nào, đã có tin những người Hi lạp có tiền gửi ngân hàng bắt đầu tháo chạy rút tiền gửi ra nước ngoài.

Một điểm đáng lo ngại trong mấy ngày panic vừa qua là khả năng contagion đã tăng cao, điểm hình là Bồ đào nha cũng vừa bị downgrade. Trong ngày 28/4 không chỉ Greek bonds mà hầu như các nước nhỏ ở châu Âu đều phải chịu trận. Những nước Đông Âu có khó khăn trong năm ngoái (Hungary, Poland, Czech) đều có dấu hiệu khủng hoảng trở lại. Ngày hôm qua Nga vừa phải hạ lãi suất cơ bản 25bps, trái ngược hoàn toàn với Brazil và India (cùng là thành viên khối BRIC) đã tăng lãi suất chỉ một vài ngày trước đó. Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết rằng khối PIIGS chiếm tới 34% GDP của Euro zone, cho nên nếu EU không ngăn được khủng hoảng lan từ Hi lạp ra toàn bộ nhóm PIIGS này thì tương lai đồng Euro sẽ rất mờ mịt.

Mấy hôm trước Nick Rowe đã "vẽ đường cho hươu chạy" bằng cách lấy lại ví dụ IOU script mà California đã phát hành năm ngoái khi không có đủ Uncle Sam's papers để trả nợ. Đây sẽ là một lối thoát cho Hi lạp nếu phải phát hành lại một đồng tiền riêng của mình, tránh được nhiều khó khăn mà Barry Eichengreen đã đề cập đến nếu nước này muốn rút ra khỏi EMU. Paul Krugman "góp ý" thêm rằng thực ra Hi lạp đã rơi vào khủng hoảng và bank run, cho nên nếu nước này rời khỏi EMU vào lúc này, cái giá phải trả thêm sẽ không nhiều. Chưa kể khi đang trong một cuộc khủng hoảng, các đề suất có tính radical sẽ dễ được chấp nhận. Không biết những lời bàn ra này có tí sức nặng nào không nhưng nhượng bộ mới đây của IMF (subordinated loans) cho thấy Dominique Strauss-Kahn sẽ không thể về tranh cử tổng thống Pháp được nếu Hi lạp rời bỏ đồng Euro.

Ngược lại với châu Â, châu Mỹ có một tháng vô cùng "phấn khởi" khi hàng loạt đại gia công bố earning trong quí 1 đều vượt dự đoán. Ngay cả Fed, dù vẫn giữ nguyên lãi suất và lời hứa "extended period", đã có vẻ lạc quan hơn về tình hình labor market. Trong khi đó Bank of Canada đã thẳng thừng bỏ cụm từ "extended period", ám chỉ sẽ tăng lãi suất trong tương lai gần. Dân Canada ở gần biên giới Mỹ chắc tháng vừa rồi thường xuyên "xuất ngoại" shopping vì đồng đô la nước này đã có nhiều ngày cao hơn USD, lần thứ hai trong hơn 30 năm lại đây.

Một đồng tiền khác "sắp lên giá" so với USD, có lẽ cũng là dấu hiệu tốt cho Mỹ dù có người nói employment của Mỹ sẽ chẳng được lợi lộc gì. Tháng trước Free Exchange có một series bài chống lại hawkish language của Krugman về vấn để tỷ giá của đồng RMB. Kết cục là FE đã đúng: khi Tim Geithner quyết định hoãn công bố danh sách các "currency manipulators" vào đầu tháng này thì NDF của RMB tăng mạnh và TQ đánh tiếng sẽ nới rộng biên độ giao dịch cho đồng RMB. Nói gì thì nói, không nên để người khác mất mặt dù mình đúng, nhất là đối với TQ.

Nhu cầu giữ thể diện không chỉ ở tầm mức quốc gia, cá nhân và tổ chức cũng vậy. Bởi thế trong buổi testimony trước QH Mỹ cả tội đồ chính Fabrice Tourre lẫn Goldman's CEO Lloyd Blankfein đều tuyên bố họ không có gì sai trái trong vụ Abacus mà SEC vừa tố cáo. Giới chuyên môn cho rằng những trò gian trá như Abacus không phải là hiếm trong giới investment bankers, nhưng sẽ không ai chịu mất mặt đứng ra nhận tội và nộp phạt (chỉ bằng một phần nhỏ từ số tiền kiếm được) vì như vậy uy tín của mình sẽ tiêu tan. Điều có ích nhất của vụ này có lẽ là nhờ các investigation của giới bloggers mà rất nhiều bí ẩn của synthetic CDO đã được đưa ra ánh sáng.


Update (16/7): SEC đã đồng ý cho Goldman Sachs settle vụ kiện này bằng $550m, số tiền settlement lớn nhất trong lịch sử SEC. Tuy nhiên đây có thể là một thắng lợi của GS vì số tiền settlement không lớn như nhiều người dự đoán, khoảng $1b, và GS không phải thừa nhận bất kỳ wrong doing này có thể ảnh hưởng đến uy tín của họ.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...