Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Inflation II


Theo bản tin này của SGTT, thống kê của TCTK cho biết retail sale của VN tăng 24.1% qoq trong quí 1, 2010 tính theo giá hiện hành (current price). Nếu tính theo giá so sánh, real retail sale tăng 14.4%, do đó inflation tính theo chỉ số này là 9.7% qoq. Cũng theo TCTK, quí 1/2010 có CPI inflation là 8.5%, thấp hơn retail sale inflation hơn 100bps, không quá lớn nhưng significant. Điều này có nghĩa là những mặt hàng có giá tăng cao có trọng số nhỏ hơn trong rổ CPI so với tổng bán lẻ. Suy ra những người tiêu thụ trung gian đã absorb một phần inflation đỡ cho người tiêu thụ cuối cùng. Tất nhiên với điều kiện những con số nói trên chính xác.

Update (6/4): Anh Bùi Trinh có một bài phân tích về sự khác biệt giữa CPI và PPI. Bài viết này cũng chỉ ra sự khác nhau về CPI vs PPI inflation trong Q1 2010 (so với Q1 2009): giống như retail sale inflation, PPI inflation cao hơn CPI inflation trong cùng thời kỳ (9.37% vs 8.51%). Anh Bùi Trinh cho rằng về lâu dài CPI và PPI inflation phải bằng nhau (quan điểm của monetarism) vì không thể có chuyện "mua đắt, bán rẻ" trong dài hạn. Tôi chỉ đồng ý phần nào về mặt lý thuyết, trên thực tế hai chỉ số này có thể có tốc độ trượt giá rất khác nhau trong dài hạn (10, 20, thậm chí 30 năm). Lý do là cách thức thu thập và tính toán CPI và PPI thay đổi rất nhanh (so với khái niệm dài hạn) nên các con số thống kê (official releases) không phản ánh đúng khái niệm lý thuyết của CPI và PPI inflation. So sánh 2 con số này có lẽ nên giới hạn trong khoảng 10 năm đổ lại, hoặc tốt hơn là trong vòng 1-2 năm. Một điểm luôn luôn đúng khi so sánh CPI và PPI là chỉ số sau có volatility lớn hơn rất nhiều, nghĩa là hiện tại PPI có inflation cao hơn PPI nhưng sang năm có thể ngược lại. Lý do chính là price stickiness, i.e. nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ ngại thay đổi giá bán dù giá đầu vào thay đổi. Trong trường hợp Q1 2010 của VN, cả retail sale lẫn PPI inflation đều cao hơn CPI inflation cho thấy giới middle men đã phải chịu một phần inflation cho người tiêu dùng. Xin nhắc lại, điều này chỉ đúng khi CPI không bị điều chỉnh vì những lý do kinh tế/chính trị.

Update (6/4): Tiếp tục trích dẫn anh Bùi Trinh và Nguyễn Văn Huân. Hai tác giả này cho biết tỷ trọng của ngành thương mại trong GDP VN là 15.85%, do đó phần markup price mà các middle men này cộng thêm vào giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng (cộng thêm chi phí vận tải) ước lượng khoảng 30%. Theo tôi con số ngày không phải quá cao, nhất là so với các nước phát triển. Tuy nhiên Bùi Trinh và Nguyễn Văn Huân lo ngại rằng tỷ trọng GDP của ngành thương mại ngày càng gia tăng cho thấy markup price của khu vực này càng ngày càng lớn, theo các tác giả là điều không tốt. Liên hệ kết luận này với giá xăng dầu, giá đường (sugar), và nhất là giá thuốc tây và sữa bột trẻ em có thể đồng ý với các tác giả. Những trường hợp này đa phần là market failures vì monopoly/duopoly trong khi regulators không kiểm soát được. Tuy nhiên xét trên diện rộng, tôi nghĩ retail sector của VN khá competitive, bởi vậy có thể phần lớn số value-added của ngành này vào GDP thực sự là improved service chứ không hẳn là sự ắn chặn của "bọn con buôn". Nếu so sánh nông nghiệp với thương mại, có lẽ productivity của ngành sau tăng nhanh hơn ngành đầu trong những năm gần đây. Do đó tôi không nghĩ sự tăng trưởng của ngành thương mại đáng lo ngại. Chính vì sự bành trướng của những middle men này nên như tôi đã viết ở trên, PPI/retail sale inflation sẽ volatile hơn CPI inflation, là một điều tốt cho xã hội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...