Tác giả Lê Trọng Nhi (thành viên nhóm Thứ sáu huyền thoại) có một bài viết trên SGTT cổ súy cho hoạt động mua bán/sáp nhập công ty (M&A). Sau khi tóm tắt trào lưu M&A trên thế giới và châu Á, ông Nhi cho rằng doanh nghiệp VN cần chủ động M&A, nếu không sẽ "từ thua đến thua". Tôi không dám bàn về hiệu quả kinh tế/kinh doanh của M&A vì không có kiến thức/kinh nghiệm trong corporate finance, chỉ có vài suy nghĩ trên góc độ kinh tế vĩ mô.
Thứ nhất, M&A chỉ có hiệu quả khi economies of scale còn tác dụng. Vụ sụp đổ của Worldcom của Mỹ mấy năm trước và ABC của Úc gần đây là hậu quả của dis-economies of scale, nghĩa là sau hàng loạt những M&A đình đám, hai doanh nghiệp này không còn kiểm soát được management và finance của mình, dẫn tới thua lỗ và phá sản. Vấn đề economies of scale phụ thuộc nhiều vào độ lớn của thị trường và nhất là năng lực quản lý cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp chủ động M&A. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ của VN có thể vẫn còn economies of scale về mặt thị trường và khả năng tài chinh, nhưng khả năng quản lý có thể chưa đủ tầm. Quản lý một doanh nghiệp có 20-30 công nhân khác hẳn với một doanh nghiệp có nhân lực gấp 10 lần như vậy.
Thứ hai, để M&A hiệu quả về mặt xã hội (tăng productivity thay vì tăng concentration of power) rất cần sự điều phối của nhà nước. Ở các nước phát triển, M&A luôn phải được regulators phê duyệt dựa trên tiêu chí cơ bản là không làm tăng monopoly power cho doanh nghiệp sau khi M&A. Điều này đòi hỏi hệ thống doanh nghiệp phải rất transparent và regulator phải có năng lực thu thập và phân tích số liệu cho từng industry. Không chỉ government agency chuyên về M&A, hệ thống tòa án kinh tế cũng phải rất có kinh nghiệm về vấn đề này vì (theo anecdotal evidence ở Úc) hơn một nửa số vụ proposed M&A bị regulator từ chối cuối cùng được các bên đưa ra tòa. Nói tóm lại nếu cả hành pháp và tư pháp chưa được chuẩn bị kỹ, có khả năng các hoạt động M&A sẽ dẫn đến tăng monopoly và hậu quả là giảm welfare của toàn xã hội.
Thứ ba, M&A có thể theo chiều ngang (cùng ngành) hay chiều dọc (cùng dây chuyền sản phẩm). M&A chiều ngang có những rủi ro như đã bàn bên trên, M&A theo chiều dọc cũng có thể không có lợi cho nền kinh tế. VN đã từng rất ngưỡng mộ và muốn học tập theo gương các keiretsu của Nhật hay chaelbol của Hàn quốc. Cho đến giờ này, những tập đoàn lớn của VN (Vinashin, EVN, TKV, PVN) càng ngày càng bộc lộ những yếu kém không đáng có. Có thể các conglomerates hình thành sau các vụ M&A chiều dọc của private sector sẽ khá hơn các tập đoàn nhà nước, nhưng chưa có gì đảm bảo họ sẽ có đủ năng lực điều hành và đủ uyển chuyển khi tình hình kinh tế biến động. Nên nhớ too-big-to-fail không chỉ tồn tại trong hệ thống ngân hàng.
Cuối cùng là một nền kinh tế gồm rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể phát triển tốt như Đài loan trước đây, không nhất thiết phải có các đại công ty hay tập đoàn hoành tráng. Tích lũy và tập trung tư bản sẽ diễn ra một cách tự nhiên và hiệu quả, đi sau tích lũy kinh nghiệm và kiên thức quản lý, của cả doanh nghiệp lẫn nhà nước. Tôi luôn nghi ngờ những chính sách "đi tắt đón đầu", nó có thể thành công ở một nước nào đó vào một thời điểm nào đó, nhưng không có nghĩa nó có thể lặp lại, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại của VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét