Nguyên tắc accounting cũng như economic textbook định nghĩa stock of debt của một nước như sau:
D_t = D_{t-1}*(1+r) - BB_t
Trong đó D_t là debt ở năm t, r là lãi suất trung bình cho government debt (effective funding cost for government), BB là budget balance. Nói theo ngôn ngữ thông thường, stock of debt của năm nay sẽ bằng stock of debt của năm ngoái, cộng với lãi suất phải trả cho số debt đó và trừ đi thặng dự ngân sách trong năm. Như vậy stock of debt của một nước sẽ tăng lên nếu nước đó có budget deficit, hoặc budget surplus không đủ để trả cho lãi suất của số debt hiện tại. Biến đổi biểu thức trên một chút sẽ có:
r = (D_t + BB_t)/D_{t-1} - 1
Theo nhà báo Nguyễn Vạn Phú, D_2008 của VN bằng 36.2% GDP và D_2009 là 41.9% GDP (phương án thấp). Lấy hai số này nhân với nominal GDP của hai năm tương ứng (từ website của TCTK) sẽ ra 534964 tỷ và 689457 tỷ VNĐ (tăng 28.9%). Budget deficit (bội chi) của VN năm 2009 BB_2009=6.9% GDP, nghĩa là 113538 tỷ. Áp dụng vào công thức trên sẽ tính ra effective funding cost của chính phủ VN trong năm 2009 là 7.66%.
Nên nhớ đây là lãi suất trung bình, nghĩa là đã bao gồm các khoản vay ODA ưu đãi có lãi suất rất "hữu nghị" và các khoản "tạm ứng" của NHNN có lãi suất bằng không. Như vậy bất kỳ dự án nào của nhà nước cũng cần phải có financial IRR bằng 7.66% mới đủ hòa vốn, nếu không stock of debt tính theo % GDP sẽ tiếp tục tăng. Tất nhiên chính phủ có thể giảm tỷ lệ debt/GDP xuống cho an toàn bằng cách "thả" cho lạm phát tăng cao như năm 2008, một hình thức đánh thuế gián tiếp (inflation tax) lên người dân để trả nợ.
Cảnh báo: Những tính toán trên đây chỉ để tham khảo, kết quả tính toán phụ thuộc vào độ chính xác của các thống kê được công bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét