Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

June


Sự kiện quốc tế quan trọng nhất tháng này là ... World Cup. Với nhiều trận vòng bảng diễn ra vào 1PM London time, chẳng trách nhiều traders đã dán mắt vào màn hình TV thay cho mành hình Bloomberg. Nhưng không chỉ market liquidity bị ảnh hưởng bởi WC, cứ nhìn các anh hùng hảo hán châu Âu bị đánh tơi tả ở vòng bảng như thế nào có thể liên hệ ngay đến tình hình kinh tế tài chính đang rối bời trên lục địa này. Chưa hết, ngày đội tuyển Úc chính thức bị đá văng khỏi WC (24/6) cũng là ngày thủ tướng nước này trở thành cựu thủ tướng. Các thủ tướng Úc sau này có khi sẽ chẳng mong gì đội tuyển xứ kangaroo lọt vào VCK WC một lần nữa khi mình đang tại vị.

Nếu kết quả thi đấu của đội tuyển Úc là coincident indicator với số phận của đương kim thủ tướng, chắc chắn đây là lagging indicator với Nhật vì thủ tướng Nhật đã mất chức vài ngày trước khi WC khai mạc. Nước Nhật trong hơn hai chục năm lại đây thay thủ tướng xoành xoạch, chắc chỉ có Thailand mới có thể đọ lại. Dẫu có thay máu chính trị liên tục như vậy, Nhật vẫn cứ loay hoay với nền kinh tế của mình trong khi dân số ngày càng già đi, có vẻ như political và business cycle ở Nhật chẳng ăn nhập gì với nhau. Cũng cùng hoàn cảnh "không thích có con" như Nhật nhưng Đức lại có 2 thập kỷ kinh tế rất đáng ngưỡng mộ (nên nhớ đội tuyển Đức đã vào tứ kết). Ấy vậy mà trong tháng qua cả đồng Euro lẫn Bunds (German government bonds) đều mất giá trong khi Yen và JGB (Japanese government bonds) lại lên giá. Đặc biệt (negative) correlation giữa Yen và SPX đã tăng trở lại sau vài tuần sụt giảm, bằng chứng của một làn sóng panic mới. Các chỉ số risk aversion khác (Vix, Ted-spread, gold price) cũng đều phát tín hiệu warning trong tháng 6.

Điều lạ lùng của lần renewed panic này là nó không trùng với trigger nào cụ thể xảy ra trong tháng. Cả sự kiện Merkel và Sarkozy cùng kiến nghị cấm naked CDS hay Moody cắt rating của Hi lạp xuống junk đều xảy ra trong nửa đầu tháng 6, thời điểm market tăng điểm mạnh. Ngay cả việc PMI của TQ giảm nhẹ hay Iran tuyên bố sẽ bán bớt Euro denominated assets cũng chỉ làm market xao động không quá 2 ngày. Nếu nói các chính sách thắt lưng buộc bụng của châu Âu làm market bi quan thì tại sao 3 tuần đầu tháng 6 investors lại đua nhau take risk khi ai cũng đã rõ châu Âu sẽ nói gì với Mỹ trong G20 meeting ở Toronto vào weekend cuối tháng, chẳng lẽ rational expectation lại có thể sai lệch đến như vậy? Tóm lại chí ít thì market cũng đang rất nervous và có thể các traders chưa tháo chạy vì còn đang mải mê xem WC. Nhưng biết đâu cả Krugman lẫn Roubini đều sai như tháng 3 năm ngoái, bear cycle đã chấm dứt và tháng 6 này thực sự là đáy (200-day MA rule).

Lại nhắc đến G20, mặc dù The Economist cho rằng càng ngày cái câu lạc bộ này càng trở nên lạc lõng với vai trò leader cho kinh tế thế giới, nhiều người nói việc TQ tuyên bố nới lỏng chế độ tỷ giá đồng NDT chỉ một tuần trước G20 summit đơn giản vì TQ muốn tránh các mũi dùi công kích trong cuộc họp này từ các thành viên khác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khách mời của G20 trong tư cách chủ tịch ASEAN, cũng âm thầm bảo vệ láng giềng của mình bằng một bài phát biểu lên án trade protection, điều mà QH Mỹ đang lăm lăm nhắm vào hàng hóa nhập khẩu từ TQ. Kể ra thủ tướng Dũng nên lấy lòng đồng nghiệp Mỹ bằng cách thông báo rằng VN không đời nào đi theo trường phái austerity của châu Âu, suýt (sắp?) thông qua một dự án đầu tư có trị giá bằng nửa GDP, điều mà Obama hay Krugman có mơ cũng không thấy.

Tất nhiên Krugman luôn mơ đến các chính sách kích cầu tài khóa bởi ông tin rằng chính sách tiền tệ đã hết tác dụng khi lãi suất không còn chỗ nào để cắt. Krugman, có lẽ là blogger hay gây gổ nhất Internet, lại vừa đụng độ với một big name mới, Raghu Rajan, cựu chief economist của IMF (nhiệm kỳ trước Simon Johnson). Krugman vẫn tiếp tục điệp khúc expansion, expansion, expansion, cả fiscal lẫn monetary, trong khi Rajan dường như đã quên bài học của khủng hoảng châu Á 97-99 lên tiếng ủng hộ austerity và đề nghị Fed tăng lãi suất. Tuy nhiên chính bản thân Fed (chính xác hơn là một VP của SF Fed) cho rằng còn lâu mới có thể tăng Fed Funds rate vì theo Taylor's rule lãi suất này đúng ra đang phải âm (-5%). Một học trò của Mankiw cũng estimate Fed Funds rate phải khoảng -4%. Cho nên không có gì khó hiểu khi tuần trước Fed quyết định giữ nguyên lãi suất.

Không chỉ Fed, cả ECB, BoE, BoJ, đều giữ nguyên lãi suất của mình, điều mà ai cũng có thể đoán được. Tuy nhiên việc RBA giữ nguyên lãi suất trong khi BoC tăng 25bps lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng nổ ra hơn 2 năm trước là một bất ngờ nhỏ cho market. Dù kinh tế Canada đã phục hồi mạnh và labor market cũng tốt hơn Mỹ rất nhiều, nền kinh tế này rất giống Úc ở chỗ phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô và dầu mỏ. RBA đã rất cảnh giác khi thấy giá dầu và các kim loại mầu (đồng/nhôm) đang trên đà suy giảm nên chấm dứt tightening cycle, ngược lại các quan chức BoC có vẻ lạc quan hơn, hay đơn giản họ nghe theo lời khuyên của Oliver Blanchard chuẩn bị buffer để có chỗ mà cắt nếu double dip xảy ra (?).

Cùng với Canada, các nước BRIC (trừ Nga vừa cắt lãi suất 25bps, lần thứ 14 liên tục) đều tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Không những thế một số emerging economies (China, Argentina, Venezuela) đưa ra các biện pháp ngăn chặn hot money thông qua kiểm soát chặt hơn thị trường ngoại hối. Trong khi các nước phát triển đang lo deflation, Ấn độ lại điên đầu vì lạm phát đã vượt 10%, tình hình chung của emerging markets. Dilemma cho CB của các nước này là khi xác suất double dip tăng cao và market bắt đầu lo sợ mà lại tăng lãi suất thì có vẻ backward looking, nhưng không tăng thì mất credibility là yếu tố forward looking mà Kevin Warsh cho rằng vô cùng quan trọng. Làm central bankers khó chẳng kém gì làm trọng tài WC.


Update (6/7): Thêm một số thông tin về capital control của Korea và Indonesia trong tháng 6.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...