Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2009
Money and banking III
Tiếp tục ví dụ về hòn đảo với 100 công dân từ entry trước. Giả sử trong một năm nào đó sản lượng bánh mì và bơ vẫn là 100kg/một người (99 người làm bánh mì, 1 người làm bơ). Tuy nhiên thay vì đem 99 kg bơ ra để đổi lấy 99kg bánh mì với tỷ lệ 1/1, người làm bơ phát hiện ra rằng con bò của mình vừa bị bệnh và năm sau chắc chắn sẽ không sản xuất bơ được. Do vậy anh ta quyết định giữ lại 50kg bơ cho sang năm (giả sử bơ có thể dự trữ được lâu dài mà không bị hỏng). Ngay khi anh ta đưa ra quyết định "tiết kiệm" 50 kg bơ, nền kinh tế nhỏ của chúng ta đã chuyển từ một bài toán tĩnh sang một bài toán động, điều mà bạn Duy Linh "bức xúc" trong phần comment của entry trước.
Sự khác nhau của một bài toán tĩnh (static) và một bài toán động (dynamic) là ở chỗ quyết định của một chủ thể (agent) tại một thời điểm (hiện tại và tương lai) sẽ có ảnh hưởng hay không đến outcome của toàn bộ nền kinh tế từ thời điểm hiện tại trở đi. Trong entry trước, khi người dân của nền kinh tế quyết định trao đổi bánh mì và bơ cho nhau họ chỉ tính đến lợi ích và chi phí của hành động này cho thời điểm đó. Đây là một điểm rất hạn chế của các mô hình tĩnh mà điển hình là quan điểm lạm phát là do "too much money chasing too few goods".
Trở lại ví dụ island economy, ngay cả khi chỉ có hàng đổi hàng, lạm phát (theo một cách hiểu nhất định) vẫn có thể xảy ra khi sản lượng của một mặt hàng trong nền kinh tế bị sụt giảm. Đấy là bài toán tĩnh, còn trong bài toán động, dù sản lượng hiện tại không sụt giảm nhưng nếu một agent expect sản lượng trong tương lai sẽ sụt giảm (có thể do lý do khách quan như con bò bị ốm, thiên tai, hoặc lý do chủ quan như anh ta dự định sẽ nghỉ đi du lịch) thì mức giá hiện tại cũng có thể tăng ngay lập tức. Đây là điểm mà tôi muốn nhấn mạnh: expectation về tương lai có ảnh hưởng lên mức giá hiện tại dù chỉ xét trong phạm vi một nền kinh tế rất sơ khai như trình bày ở đây.
Điểm thứ hai tôi muốn nhấn mạnh từ ví dụ này là lạm phát có thể bắt nguồn từ lý do khách quan (thiên tai nên sản lượng bị sụt giảm) nhưng đồng thời có thể bắt nguồn từ lý do chủ quan của chính những agents tham gia các hoạt động sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế. Do vậy dù các central banks có "tội lỗi" lớn trong việc gây ra lạm phát nhưng không phải "always and everywhere" là central banks mà có những lúc private agents cũng góp phần không nhỏ vào quá trình gây ra inflation.
Trong ví dụ này người sản xuất bơ tiết kiệm vì anh ta expect sản lượng bơ (và do đó income của anh ta) trong tương lai sụt giảm. Câu hỏi: tại sao bạn (hay con người nói chung) lại có hành vi tiết kiệm?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
NEER/REER Update
Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...
-
Cuối tuần trước Jenner & Block, công ty luật được tòa xử vụ phá sản Lehman Brothers năm 2008 chỉ định khám định sổ sách của công ty này,...
-
Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo m...
-
Tôi đã nghe nói nhiều về CES, một cuộc triển lãm hàng điện tử ở Las Vegas. Hôm nay nghe một podcast của NPR mới biết đến một cuộc triển lãm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét