Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009

Money and banking I


Nhân đọc bài này của anh Hoàng Hải Vân, tôi hạ quyết tâm sẽ viết một loạt bài về hệ thống tiền tệ và ngân hàng. Đây là một vấn đề tôi rất quan tâm và muốn viết từ lâu, nhưng vì chưa biết bắt đầu từ đâu và còn vì chưa tập trung suy nghĩ cẩn thận được (cách nói khác của "lười"), nên cứ delay mãi. Lần này tôi sẽ cố gắng chia nhỏ topic này và viết từ từ, hi vọng một ngày nào đó sẽ hoàn chỉnh một bài viết về money and banking.

Vấn đề đầu tiên tôi muốn đề cập là gold standard. Anh Hoàng Hải Vân và rất nhiều người cho rằng việc từ bỏ gold standard là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến lạm phát. Nguyên nhân trực tiếp là do chính phủ in quá nhiều tiền và việc này chỉ có thể làm được khi không còn gold standard. Câu hỏi đặt ra là liệu dưới chế độ gold standard một nền kinh tế có thể có inflation hay không, ít nhất là trên lý thuyết?

Cũng hệt như các lập luận về inflation trong một hệ thống fiat money (tiền giấy), trong gold standard cũng có thể có inflation nếu gold supply tăng nhanh hơn tổng transaction của nền kinh tế. Giả sử một nền kinh tế có 100kg vàng dùng để đúc tiền vàng phục vụ cho việc giao dịch trong một năm. Nếu bất ngờ nền kinh tế đó phát hiện ra môt mỏ vàng (hay đơn giản hơn là một kho báu) làm lượng vàng available tăng thành 200kg thì về mặt lý thuyết giá hàng hóa qui ra vàng có thể tăng gấp đôi và lạm phát sẽ xảy ra.

Lý do căn bản để gold standard có thể tồn tại hàng nghìn năm trong khi những hệ thống money khác (dùng vỏ ốc hay phiến đá làm medium of exchange) không sống lâu và không phổ biến chính là vì gold supply tăng rất chậm. Khả năng tăng gấp đôi lượng vàng trong một nền kinh tế trong một thời gian ngắn hầu như không thể xảy ra trên thực tế (vậy nên vàng mới được coi là kim loại quí). Tuy nhiên với gold standard, lạm phát vẫn có thể xảy ra vì một lý do khác: fractional reserve banking. Đây là một topic lớn nên tôi sẽ thảo luận kỹ hơn trong entry tới, nhưng trước khi kết thúc entry này còn một vấn đề vô cùng quan trọng mà anh Hoàng Hải Vân đã nêu ra mà tôi nghĩ cần phải làm rõ.

Như đã nói ở trên, mặt bằng giá và lạm phát trong một nền kinh tế dùng gold standard sẽ phụ thuộc vào gold supply. Như vậy gold miners/producers sẽ tương đương như central banks trong một hệ thống fiat money. Câu hỏi đặt ra là vậy chức năng central banking của một nền kinh tế có nên giao cho các ông chủ mỏ vàng hay nhất thiết phải do nhà nước đảm nhận? Nhiều người không tin vào nhà nước, kể cả nhà nước theo thể chế dân chủ. Nhưng liệu các ông chủ mỏ vàng có hành động vì lợi ích của cộng đồng hay vì lợi nhuận của họ? Lấy một ví dụ giả tưởng là thay vì gold standard, một nền kinh tế sử dụng oil standard và có thể coi OPEC là central bank của họ. Lịch sử cho thấy OPEC đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các thành viên chứ không quan tâm gì đến welfare của consumers. Vậy chắc chắn một oil standard system sẽ không thể ổn định và không có lợi cho bất kỳ ai trừ các ông chủ mỏ dầu.

Các ông chủ mỏ vàng chắc chắn cũng tham lam không kém, dù điều này không có gì xấu xa, nhưng nó sẽ dẫn đến các quyết định của họ liên quan đến gold supply không phải là inflation targeting hay Taylor's rule mà sẽ là profit maximizing. Liệu điều này có phải optimal cho xã hội nói chung và có được xã hội chấp nhận hay không? Có thể là có trong một thị trường hoàn hảo, nhưng tôi tin rằng trên thực tế nếu có central banking power, các ông chủ mỏ vàng sẽ abuse power này để kiếm lợi cho bản thân và mặc cho xã hội phải chịu thiệt thòi. Từ economic power đến political power có lẽ không xa và rất có thể những ông chủ mỏ vàng này một ngày nào đó sẽ giành đủ power để quyết định những vấn đề ngoài money supply mà người dân không muốn.

Có hai giải pháp cho vấn đề này. Thứ nhất là giao central banking power cho nhà nước, với điều kiện nhà nước do dân bầu ra và hoạt động trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người dân. Thứ hai là vẫn để central banking power trong tay private sector nhưng nhà nước (lại nhà nước) đưa ra một hệ thống regulation (lại regulation) để đảm bảo central banking power không bị abuse. Trên thực tế đây là đề suất của những người theo trường phái free banking/competitive money và không phải là không có lý. Cá nhân tôi không phản đối giải phát này nhưng quan điểm của tôi là nếu nó tốt và superior hơn hệ thống fiat money/central banking hiện tại thì nó sẽ tự phát triển trong nền kinh tế, không cần phải hủy bỏ hệ thống hiện tại ngay lập tức.

Quay lại câu hỏi chính của entry này: với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ hiện tại, bạn sẽ tin tưởng giao central banking power cho private sector hay government? Câu trả lời của tôi là government. Điều mà chúng ta lo sợ rằng government sẽ phình to ra và abuse power do dân chúng giao cho hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng nó còn có thể tệ hại hơn nếu các power này được giao cho một vài ông chủ giầu có.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...