2. Bài này còn dự báo tệ hơn: TQ sẽ stagnant trong 20-30 năm tới giống như Japan đang trải qua second lost decade. Có người cho rằng 1/3 số credit expansion vừa rồi của TQ chạy vào stock market và real estate (giống như lập luận của Jonathan Pincus về VN). Cho nên hiệu quả của kích cầu rất kém và rất nguy hiểm khi chính phủ chấm dứt fiscal stimulus.
3. Lại nó về TQ, nhiều người, trong đó có TS Võ Trí Thành (sau một thời gian lận đận đã lên Viện phó CIEM, xin chúc mừng đại ca), cho rằng TQ có khả năng kích cầu rất lớn vì có dự trữ ngoại tệ gần $2 trillion. Thực ra vấn đề không hẳn như vậy, nếu TQ quyết định dùng một phần dự trữ để chi tiêu thì phần nhiều sẽ là kích cầu cho Mỹ (có thể như vậy sẽ gián tiếp kích cầu cho TQ, nhưng đi đường vòng quá xa sẽ chẳng có tác dụng mấy). Lý do là số dự trữ đó giữ bằng USD assets, nếu TQ muốn chi tiêu thì phải dùng USD mua hàng của Mỹ (hay các nước khác) về. Còn không phải đổi ra RMB để chi tiêu trong nước, nhưng như vậy sẽ làm RMB lên giá nên sẽ giảm export demand trong khi import sẽ tăng. Tóm lại, theo nguyên lý accounting của balance of payments thì bất kể TQ làm cách nào nếu muốn giảm bớt foreign reserve thì trade surplus sẽ giảm, nghĩa là trực tiếp kích cầu cho các đối tác thương mại (Mỹ là chính) thay vì kích cầu trong nước.
4. Đọc tin này mới biết không chỉ TQ đã tranh thủ thời gian vừa rồi mua gom commodities. Tuy nhiên như cảnh báo ở trên, nếu TQ stop stockpiling thì nhiều khả năng giá commodities sẽ giảm trở lại và lợi nhuận kì vọng của HSG như lập luận của ông Lê Phước Vũ sẽ không chắc chắn.
5. Cũng trong bản tin của HSG, công ty này dự định phát hành trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds), về bản chất là bonds+call options. Tôi thử dùng Black-Scholes formula tính giá call option cho HSC theo các thông số sau: current price: VNĐ34.5K, strike: VNĐ20K, risk free rate: 7%, volatility: 20-45% (tạm lấy VNI volatility), maturity: 2 năm. Kết quả options này có fair value khoảng VNĐ18K. Nếu kết quả này chính xác, giá implied options mà HSG bán trong convertible bonds rẻ hơn nhiều (khoảng VNĐ3K nếu giả sử deposit rate là 10%). Không biết giá cổ phiếu HSG có phản ứng gì với tin này không. (Full disclosure: I have long interests in HSG. Disclaimer: This is not an investment advice, my estimation is based on simplistic assumptions and may well be inaccurate.)
Update (07/07): Hai bài báo của Sydney Morning Herald (30/06 và 06/07) cho biết China sẽ chấm dứt chương trình mua tích trữ nhôm và một số kim loại khác. SMH cho rằng đây là một chính sách thất bại vì thay vì giúp cho các nhà sản xuất trong nước (Chanalco) nó lại đẩy giá kim loại trên thế giới tăng cao và làm lợi cho những công ty sản xuất nhôm lớn như Rio Tinto và BHP. Nếu kinh tế Nhật và Hàn quốc không phục hồi kịp thời để bù vào khoảng trống do China để lại, nhiều khả năng giá kim loại sẽ sụt giảm trong nửa sau 2009.
Update (27/07): Theo UBS, trong 6 tháng đầu năm TQ đã tăng nhập khẩu iron ore lên 41% yoy, đồng 140%, than đá 300%, và nhôm 400%. Đây là đồ thị tốc độ nhập khẩu các mặt hàng trên của TQ (lưu ý crude oil tăng không đáng kể):
Update (28/07): Theo VnEconomy, từ năm 2003 đến nay TQ đã tăng dự trữ vàng 70% lên 1054 tấn và dự kiến sẽ qua mặt Ấn độ trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới trong năm nay. Tuy nhiên vì tốc độ tăng sản lượng vàng sản xuất trong nước của TQ vẫn rất cao 7-8%/năm nên tốc độ tăng nhập khẩu vàng của TQ có thể sẽ không tương đương với tốc độ tăng tiêu thụ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét