Trong phần trước tôi đã đề cập đến vấn đề tiết kiệm và lập luận rằng khi một agent trong nền kinh tế quyết định tiết kiệm một phần income của mình thì hành vi đó sẽ có ảnh hưởng tới mặt bằng giá chung nếu cơ cấu nền kinh tế không đối xứng (1 vs 99 trong ví dụ trước). Một điểm nữa rất quan trọng của việc tiết kiệm là hành vì này sẽ làm xuất hiện wealth (stock) thay vì chỉ có income (flow) như trước đây. Quay lại ví dụ island economy, khi người sản xuất bơ quyết định để dành 50kg bơ cho năm sau, điều này tương đương với việc anh ta đã chuyển một nửa income của mình thành wealth. Sang năm sau, khả năng tiêu dùng của anh ta sẽ phụ thuộc vào số bơ anh ta sản xuất được (income) và số bơ anh ta dự trữ từ các năm trước đó (wealth). Do vậy quyết định tiêu dùng của một agent trong phân tích động sẽ không chỉ phụ thuộc vào income mà còn phụ thuộc vào wealth, dẫn đến mặt bằng giá có thể thay đổi ngay cả khi income không đổi.
Trong ví dụ trước, người sản xuất bơ quyết định tiết kiệm một phần income vì anh ta lo rằng income trong năm sau có thể sụt giảm. Đây là một lý do quan trọng mà rất nhiều người tính đến khi quyết định tiết kiệm: tích cốc phòng cơ. Ngay cả khi người ta muốn tiết kiệm để dành cho con cháu hay để làm từ thiện, đằng sau lý do này cũng là uncertainty về income trong tương lai của mình, của con cháu mình, và của các đối tượng mà mình muốn giúp đỡ. Lý do thứ hai, mà các nhà kinh tế học gọi là liquidity constraint, là trường hợp bạn muốn mua một tài sản có giá trị lớn (xe hơi, nhà) mà không đi vay được nên buộc phải tiết kiệm cho đủ số tiền (wealth) cần để mua số tài sản đó. Thực ra, nếu coi việc đi vay để tiêu dùng là dissaving thì bất kỳ khi nào bạn mua một tài sản có giá trị lớn hơn income của mình, dù không bị liquidity constraint bạn vẫn phải tiết kiệm (tiết kiệm để mua hay tiết kiệm để trả nợ).
Trong ví dụ trước, người sản xuất bơ quyết định tiết kiệm một phần income vì anh ta lo rằng income trong năm sau có thể sụt giảm. Đây là một lý do quan trọng mà rất nhiều người tính đến khi quyết định tiết kiệm: tích cốc phòng cơ. Ngay cả khi người ta muốn tiết kiệm để dành cho con cháu hay để làm từ thiện, đằng sau lý do này cũng là uncertainty về income trong tương lai của mình, của con cháu mình, và của các đối tượng mà mình muốn giúp đỡ. Lý do thứ hai, mà các nhà kinh tế học gọi là liquidity constraint, là trường hợp bạn muốn mua một tài sản có giá trị lớn (xe hơi, nhà) mà không đi vay được nên buộc phải tiết kiệm cho đủ số tiền (wealth) cần để mua số tài sản đó. Thực ra, nếu coi việc đi vay để tiêu dùng là dissaving thì bất kỳ khi nào bạn mua một tài sản có giá trị lớn hơn income của mình, dù không bị liquidity constraint bạn vẫn phải tiết kiệm (tiết kiệm để mua hay tiết kiệm để trả nợ).
Lý do thứ ba của việc bạn tiết kiệm một phần income của mình vì bạn nghĩ rằng bạn có thể cho vay số tiền tiết kiệm đó cho một lĩnh vực kinh tế nào đó có khả năng sinh lời cao hơn khả năng bạn tự tạo ra income cho mình. Ví dụ dễ thấy nhất là khi bạn đầu tư vào cổ phiếu hay nhà đất, xa hơn là các quĩ venture capital ở Mỹ hay thậm chí quĩ xóa đói giảm nghèo của VN. Trong kinh tế học, đồng vốn được đầu tư vào những chỗ "thiếu vốn" sẽ luôn có marginal product of capital cao, nghĩa là đóng góp của nó trong việc tạo ra của cải (vật chất và phi vật chất) cho xã hội cao hơn ở những nơi khác. "Thành công", nếu có thể dùng từ này, trong công cuộc đổi mới kinh tế của VN từ cuối những năm 80 có 3 nguyên nhân chính: tự do hóa thị trường (giá cả và luân chuyển hàng hóa), tự do hóa hoạt động của các thành phần kinh tế khác nhau (quốc doanh, tư nhân, nước ngoài), tự do hóa quá trình luân chuyển vốn trong xã hội (bao gồm cả vốn FDI).
Tóm lại, điểm quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh trong phần viết này là nhu cầu tiết kiệm luôn luôn song hành với con người từ thời nguyên thủy. Bât luận với thể chế kinh tế nào hay chế độ tiền tệ nào (dù là hàng đổi hàng hay bản vị vàng) người ta vẫn tiết kiệm. Tuy nhiên khi số của cải tiết kiệm (wealth) được cho vay vào những nơi có marginal product of capital cao, hay nói nôm na là những nơi thiếu vốn, thì quá trình saving/borrowing này trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển/tăng trưởng kinh tế của nhân loại (xét trên quan điểm endogenous growth, khi đồng vốn được đầu tư vào các hoạt động R&D thì nó còn gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng thông qua sự phát triển của khoa học và công nghệ). Bởi vậy, một hệ thống tài chính/ngân hàng hiệu quả là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét