Thứ Tư, 3 tháng 6, 2009

Money and banking II


Trong emtry trước tôi cho rằng lạm phát có thể xảy ra ngay cả khi một nền kinh tế dùng gold standard (cám ơn bác Đỗ Quốc Anh và bác Hoàng Hải Vân đã có những thảo luận thêm về trường hợp Tây ban nha trong thế kỷ 16-17). Trong entry này tôi sẽ phân tích thêm về vấn đề lạm phát ngay cả trong một nền kinh tế hàng đổi hàng (batter economy).

Để đơn giản việc phân tích, tôi lấy một ví dụ giả tưởng về một hòn đảo cách biệt với thế giới bên ngoài (island economy). Trên hòn đảo này có 100 công dân, 99 người sản xuất bánh mì, 1 người sản xuất bơ và họ specialized trong lĩnh vực của mình vì skill và endownment (ví dụ người sản xuất bơ sở hữu một con bò duy nhất trên hòn đảo, người sản xuất bánh mì sở hữu một mảnh đất có thể trồng được lúa mì). Giả sử mỗi người làm bánh mì một năm có thể sản xuất được 100kg, người làm bơ cũng sản xuất được 100kg. Giả sử tiếp là mỗi người dân trên hòn đảo này buộc phải an bánh mì với bơ mới tồn tại được và tỷ lệ trao đổi bánh mì/bơ là 1/1. Nền kinh tế này có thể có một equilibrium là người sản xuất bơ hàng năm đổi 99kg bơ cho 99 người làm bánh mì. Như vậy mỗi công dân có 99kg bánh mì và 1 kg bơ cho tiêu dùng.

Đến một năm nào đó, giả sử lượng bơ sản xuất bị giảm 50% còn 50kg. Giả sử tiếp là người sản xuất bơ không lợi dụng monopoly power của mình để ép giá, như vậy giá bánh mì/bơ sẽ tăng lên 2. Sự kiện này có thể coi là lạm phát không? Lập luận chính của những người theo trường phái Áo và Chicago là điều này không phải là lạm phát vì khi giá bơ tăng lên gấp đôi, giá bánh mì mà người sản xuất bơ phải đối mặt giảm một nửa. (Ngoài lề: lập luận này được những người theo các trường phái này nhắc lại nhiều lần trong thời gian qua khi cho rằng giá dầu tăng không phải là nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát được cho luôn là hậu quả của nguyên nhân tiền tệ (inflation is always and everywhere the monetary phenomenon). Nếu không vì lý do tiền tệ, khi giá dầu tăng, giá các mặt hàng khác phải giảm tương ứng và không thể có lạm phát.)

Quay lại hòn đảo nhỏ của chúng ta, câu hỏi đặt ra là khi những người làm bánh mì phải đổi 2kg bánh mì lấy 1kg bơ thay vì 1/1 như trước đây thì đó có phải là lạm phát hay không? Điều này phụ thuộc vào định nghĩa (hay cách tính) lạm phát. Nếu lạm phát được tính bằng trung bình số học giá của tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thì hiện tượng tăng giá bánh mì ở trên không phải là lạm phát vì giá bánh mì giảm đối trọng với giá bơ tăng. Nhưng xét trên quan điểm xã hội (dân chủ), khi 99% dân chúng thấy giá tăng còn 1% dân còn lại thấy giá giảm thì điều này có nên/cần coi là lạm phát hay không? Nên nhớ đối với người dân bình thường lạm phát chỉ đơn giản là giá các mặt hàng họ phải mua tăng lên (bạn có bao giờ coi tăng lương là lạm phát?). Nếu lạm phát được tính bằng cách làm một cuộc survey tất cả 100 công dân của hòn đảo này và lấy trung bình ý kiến của tất cả các công dân (phổ thông đầu phiếu), thì kết quả lạm phát sẽ là 0.99 x 100% + 0.01 x (-50%) = 99%.

Một counter argument cho lập luận nói trên là những người làm bánh mì thấy giá bơ tăng nhưng thực ra họ không để ý hoặc không biết rằng giá bánh mì đã giảm. Tuy nhiên lưu ý rằng đây là một nền kinh tế hàng đổi hàng nên những người làm bánh mì không hề có khái niệm giá bánh mì so với bơ mà họ sẽ dùng số lao động họ bỏ ra để đo lường giá của sản phẩm do họ sản xuất. Nghĩa là nếu trước đây họ mất 10 tiếng lao động để làm ra 1kg bánh mì thì với họ giá bánh mì không tăng nếu họ vẫn mất từng đó thời gian để làm ra 1kg bánh mì. Khi phải đổi 2kg bánh mì lấy 1kg bơ, dưới góc độ ngày công lao động, những người làm bánh mì thấy giá bơ tăng gấp đôi và mức sống của họ bị giảm sút. Ngay cả với người sản xuất bơ, nếu anh ta cũng dùng ngày công lao động làm numeraire thì giá bơ cũng tăng lên gấp đôi trong khi giá bánh mì không đổi. Lạm phát trong trường hợp này, nếu tính trung bình với trọng số là rổ hàng hóa tiêu dùng bình quân (cách tính CPI hiện tại) sẽ là 0.99 x 0% + 0.01 x 100% = 1%.

Do vậy, ngay cả trong một nền kinh tế hàng đổi hàng, tùy theo khái niệm lạm phát được hiểu như thế nào, lạm phát vẫn có thể xảy ra. Quay lại gold standard, nếu giả sử mỗi người dân trên hòn đảo này có 1 đồng tiền vàng và họ phải dùng đồng tiền này để mua bán bánh mì và bơ, khi sản lượng bơ giảm 50% thì người dân sẽ thấy giá bánh mì không đổi (1 đồng tiền vàng/1kg) trong khi giá bơ tăng gấp đôi (1 đồng tiền vàng/0.5kg bơ). Vậy dù là hàng đổi hàng hay gold standard lạm phát vẫn có thể xảy ra nếu hiểu lạm phát theo một cách nhất định. 

Tôi nghĩ rằng những người theo trường phái Áo và Chicago sẽ không phản bác các lập luận này của tôi. Thậm chí họ có thể nói chính ví dụ trên đây minh chứng cho lý thuyết căn bản của họ về lạm phát: lạm phát xảy ra khi quá nhiều tiền tranh mua quá ít hàng hóa (too much money chasing too few goods). Trong entry tới tôi sẽ tiếp tục phân tích ví dụ trên trong trường hợp có saving/borrowing để thấy vấn đề lạm phát không đơn giản như vậy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...