Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2008

Three stages

Theo Gerard Minack, Morgan Stanley Research, khủng hoảng có 3 giai đoạn: liquidity - solvency - deleveraging. Từ tháng 8/2007 đến khi Bear Stearns được giải cứu là giai đoạn 1, vấn đề chủ yếu của hệ thống tài chính là thiếu liquidity. Từ tháng 3/2008 đến nay là giai đoạn 2, các financial institutions buộc phải write down (không biết tiếng Việt dịch là gì) những tài sản rõ ràng là không còn giá trị. Đồng thời với write down, các ngân hàng buộc phải tăng vốn để đảm bảo required capital. Biểu đồ bên dưới cho thấy số vốn được huy động thêm chỉ bằng khoảng 80% số lỗ, cho nên banks buộc phải tiếp tục tăng vốn hoặc buộc phải deleverage, đó sẽ là giai đoạn 3 của cuộc khủng hoảng.




Trong giai đoạn 1 của cuộc khủng hoảng, Fed đã có nhiều chính sách tăng liquidity mới (TAF, TSLF, PDCF) có lẽ là hệ quả của những nghiên cứu của Bernanke khi ông còn là professor ở Princeton. Tuy nhiên khi cuộc khủng hoảng bước vào giai đoạn 2 thì Fed không còn khả năng cứu vãn được tình hình. Thứ nhất, các insolvent institutions không còn quality assets để có thể thế chấp cho Fed đổi lấy emergency liquidity nữa. Thứ hai dù được cung cấp đủ liquidity, các đối tác của các ngân hàng có nguy cơ insolvent sẽ không chịu giao dịch nữa, điển hình là Bear Stearns và Lehman. Thứ ba, khả năng của Fed cũng có giới hạn, nếu tiếp tục mở rộng TSLF cho các loại junk assets thì nguy cơ các central banks và sovereign wealth funds sẽ lo ngại credit worthiness của Fed và rút chạy khỏi thị trường Mỹ, hoặc ít ra là sẽ giảm deposit với Fed, một dạng bank run với chính Fed. Cuối cùng là dù Fed có khả năng tăng liquidity unlimited thì nguy cơ rơi vào liquidity trap như Japan những năm 90 cũng buộc Fed phải thận trọng khi lãi suất xuống quá thấp.

Đến thời điểm Paulson phải rút bazooka ra để cứu Fannie & Freddie liquidity đã trở thành vấn đề thứ yếu và cuộc khủng hoảng rõ ràng đã vào giai đoạn 2. Bernanke hiểu được điều này nên kể từ đó vai trò của Fed trở nên mờ nhạt hẳn. Từ giữa tháng 8/2008 Bernanke luôn chỉ xuất hiện đằng sau Paulson, và không chỉ Fed's chairman mà hầu như toàn bộ các Governers và Presidents (Kohn, Fisher, Yellen, Kroszner...) khác của Fed đều rất kín tiếng, khác hẳn giai đoạn 1 (Mishkin quá may mắn khi đã từ chức từ đầu tháng 8).

Tuy nhiên sau khi Lehman sụp đổ và Merrill phải bán mình cho BoA, Fed lại buộc phải nhảy vào cuộc cứu AIG để mua thêm thời gian cho Paulson lên kế hoạch giải cứu. Khi kế hoạch của Paulson có dấu hiệu gặp trục trặc (bị giới economists dẫn đầu là Krugman và Stiglitz phản đối) thì Fed tiếp tục phải gánh thêm một số biện pháp giải cứu (swap lines, tăng TAF) đồng thời SEC cũng phải nhảy vào cấm short selling và giảm nhẹ yêu cầu mark-to-market. Việc Buffett ra tay 'cứu" Goldman và GE có vẻ cũng có bàn tay của Paulson/Bernanke dúng vào đê có thêm thời gian, dù Buffett rõ ràng được một món quá hời. Tiếc cho mấy anh Hàn quốc và Trung quốc không tranh thủ được dịp này vào hôi của.

Bây giờ kế hoạch của Paulson đã được thông qua, có lẽ các ngân hàng Mỹ sẽ tạm thời qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên nếu châu Âu rơi vào vòng xoáy này thì chưa biết thế giới sẽ đi về đâu, liệu giai đoạn 3 có diễn ra xuông sẻ không hay leverage sẽ không còn là vấn đề nữa vì toàn bộ các ngân hàng sẽ bị quốc hữu hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...