Thứ Hai, 27 tháng 10, 2008

Finance-led growth


Lý thuyết phát triển đã từng có khái niệm export-led growth, import substitution growth, industrial policy growth. Bây giờ Larry Summers mới đưa ra khái niệm finance-led growth, nghĩa là tăng trưởng dựa vào tín dụng dễ dãi, một phần nhở chính sách tiền tệ nới lỏng, một phần nhờ financial innovations. Lịch sử của Great Depression, Japan's lost decade (or two), và cuộc khủng hoảng hiện tại là những mình chứng rõ ràng.

Đấy là bài học, còn biện pháp đối phó với loại rủi ro này là gì? Summers cho rằng chính cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ tạo điều kiện cho authorities có thể làm được nhiều điều mà trước đây họ không thể làm. Đó là tăng cường regulation và tăng cường vai trò của chính phủ trong việc điều phối không để thị trường đi quá xa khỏi sustainable equilibria.

Đây là một bài đáng đọc của Larry Summers, giáo sư đại học Harvard đồng thời là managing director của DE Shaw, một hedge fund rất nổi tiếng.

(Summers từng giữ chức bộ trưởng Bộ tài chính của Mỹ dưới thời Clinton sau Robert Rubin (ex-GS), sau đó quay về làm chủ tịch Harvard cho đến khi xảy ra một số scandal và Summers buộc phải từ chức năm 2006. Summers là cháu (nephew) của Paul Samuelson, một cây đại thụ của giới kinh tế học Mỹ. Năm 1986, Larry Summers và Jeffrey Sachs là hai giáo sư (full professor) trẻ nhất (đều dưới 30 tuổi) trong lịch sử của khoa Kinh tế Harvard. CEO hiện tại của công ty tôi là một trong những học trò đầu tiên của Summers vẫn thường xuyên kể lại những "huyền thoại" xung quanh nhân vật này.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...