Thứ Năm, 30 tháng 10, 2008

GDP


Hôm qua chỉ số tăng trưởng GDP của Mỹ trong quí 3 đã được công bố và không khác lắm so với dự báo của đa số các nhà kinh tế: -0.3% qoq. Tuy nhiên đằng sau con số này có một điểm thú vị đã được Edward Harrison (Credit Writedowns) phân tích chi tiết ở đây. Cụ thể, Harrison cho rằng số liệu về real GDP growth bị distort khá nhiều bởi GDP deflator. Do vậy tốt hơn là theo dõi nominal GDP cùng với inflation (CPI và deflator) để đánh giá sức khỏe nền kinh tế.

Trước hết cần phân biệt rõ CPI và GDP deflator. Nhắc lại CPI là chỉ số giá của một rổ hàng hóa mà một người tiêu dùng trung bình sẽ mua trong một chu kỳ thống kê. Từng món hàng hóa trong rổ tính CPI này sẽ có một trọng số cố định tỷ lệ với mức chi tiêu trung bình cho mặt hàng đó. Ví dụ nếu trung bình người VN chi tiêu khoảng 40% tổng thu nhập vào lương thực thực phẩm thì nhóm hàng hóa này sẽ có trọng số là 40% trong rổ CPI. Các trọng số này được xác định thông qua các cuộc điều tra tiêu dùng, thường vài năm một lần.

Trong khi đó về mặt lý thuyết GDP deflator là chỉ số giá của tất cả các loại hàng hóa được sản xuất trong nước. Tuy nhiên trên thực tế cách tính GDP deflator khá phức tạp vì bản thân rổ hàng hóa GDP cũng phức tạp hơn rổ CPI. Để đơn giản hóa vấn đề, lấy định nghĩa GDP đơn giản nhất từ sách giáo khoa: GDP = C + I + G + X - M và giả sử C, I, G, N, X đã có chỉ số giá chính xác. Như vậy chỉ số giá của GDP hay GDP deflator sẽ là wc*Pc + wi*Pi + wg*Pg + wx*Px - wm*Pm. Điểm đặc biệt trong công thức này là trọng số cho M là một số âm. Nghĩa là nếu giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì GDP deflator sẽ giảm, giả sử bốn chỉ số còn lại không thay đổi. Đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa GDP deflator và CPI và cũng là điểm gây nhiều nhầm lẫn nhất.

Lấy một ví dụ cụ thể thế này. Giả sử một nước phải nhập khẩu 100% xăng dầu, nếu giá xăng dầu tăng trong khi tất cả các loại hàng hóa khác không tăng thì CPI sẽ tăng trong khi GDP deflator lại giảm. Trong trường hợp này, giả sử nominal GDP không thay đổi thì real GDP lại có tăng trưởng dương, rất trái ngược với intuition của nhiều người. Trên thực tế đây là điều đã xảy ra với GDP của Mỹ trong quí 1 và quí 2 năm nay. Thời điểm đó giá xăng dầu tăng mạnh làm cho GDP deflator trong chỉ là 2.6% và 1.1%, khá thấp so với lạm phát tính theo CPI. Kết quả là dù nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu chựng lại từ cuối năm 2007, cả quí 1 và quí 2 real GDP của Mỹ đều tăng, đặc biệt là Q2 tăng 2.8%, một con số khá ấn tượng trong hoàn cảnh hiện tại của Mỹ. Sang Q3, khi giá dầu giảm đột ngột từ hơn $140 xuống $60-70/thùng, GDP deflator của Mỹ lại tăng lên 4.2% và điều này làm real GDP trong quí 3 giảm 0.3%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...