Thứ Ba, 21 tháng 10, 2008

Floating exchange rate


Nếu giả sử cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay không xảy ra, liệu Mỹ và thế giới có rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế không? Hay giả sử năm 1997 Thailand không bị currency crisis thì liệu các nền kinh tế ĐNA có bị khủng hoảng hay không?

Trường phái ủng hộ gold standard, hay ở mức nhẹ nhàng hơn là full reserve banking system, phản đối hệ thống fiat money và fractional reserve banking system hiện tại vì cho rằng nominal side của nền kinh tế không ổ định và có xu hướng khủng hoảng (crisis-prone). Những cuộc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng sang real economy và xã hội phải trả giá cho sự bất ổ mà nguyên nhân không bắt nguồn từ real shocks (là cái không thể tránh được).

Đằng sau lập luận này là một giả định vô cùng quan trọng trong kinh tế học: nominal dichotomy, hay sự tách biệt giữa real và nominal sides. Có thể nói sự phân biệt giữa 2 trường phái neo-classical và Keynesian có thể truy đến tận cùng là giả định này. Neo-classical school chấp nhận nominal dichotomy và sẽ trả lời rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái bất luận cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại có xảy ra hay không. Ngược lại Keynesian sẽ khẳng định cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân của suy thoái, hay ít ra là cả khủng hoảng và suy thoái đều có cùng một nguyên nhân từ sự bùng nổ vượt khỏi tầm kiểm soát các công cụ tài chính như CDO, CDS.

Vì đối với neo-classical economists nominal side không có ảnh hưởng gì đến real side nên với họ các chính sách tiền tệ không có tác dụng với real economy. Chính sách tỷ giá cũng vậy, đồng tiền quốc gia được cố định hay thả nổi hòan toàn không có ý nghĩa gì. Ngược lại Keynesian cho rằng chính sách tỷ giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với một nền kinh tế có nominal rigidity cao. Robert Mundell với lý thuyết optimum currency area (nền tảng lý thuyết của đồng Euro) đã chỉ ra những lợi ích của floating regime cho các nền kinh tế có độ mở lớn. Tuy nhiên chính sách tỷ giá này cũng có nhiều vấn đề, một trong những điểm yếu quan trọng mà nhiều người nêu ra là lập luận của gold standard school nói ở trên.

Vấn đề là làm thế nào để quantify chính xác được costs và benefits của flexible exchange rate regime hay của các regime khác. Giả sử có thể làm được điều này và giả sử flexible regime có costs cao hơn benefits, liệu gold standard có tốt hơn không? Liệu currency union có tốt hơn không?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...