Tôi đang tìm hiểu về SCIC thì đọc được tin này: trong sáu tháng đầu năm 2009, doanh thu của công ty này là 1039.17 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 868 tỷ. Tính ra profit margin của SCIC hơn 80%, có thể nói là siêu lợi nhuận. Tuy nhiên được biết chức năng chính của SCIC là quản lý phần cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Trong 1-2 năm lại đây, SCIC bắt đầu bán ra cổ phần của nhà nước ở những công ty trong các lĩnh vực không quan trọng, có lẽ vì thế doanh thu của SCIC khá cao. Còn lợi nhuận cao như vậy thì chỉ có thể giải thích được một cách duy nhất đó là khi giao tài sản (phần cổ phần của nhà nước sau khi doanh nghiệp được cổ phần hóa) cho SCIC quản lý, số tài sản đó bị undervalued khá nhiều. Do đó sau này khi bán ra SCIC có lời rất lớn vì số tài sản đó "tăng giá" mạnh.
Trước đây đã có nhiều nghi ngờ rằng nhiều doanh nghiệp khi cổ phần hóa đã được định giá thấp nên những người mua được cổ phần ở đó (đa phần là lãnh đạo của các doanh nghiệp đó và các cơ quan chủ quản) được hưởng lợi từ sự undervaluation này. Với mức độ siêu lợi nhuận của SCIC, có thể thấy những nghi ngờ đó hoàn toàn có cơ sở và có thể ước tính rằng trước đây khi cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp đã bị đánh giá thấp xuống đến 80%. Nếu SCIC có mức lợi nhuận như vậy thì có thể expect những người đã mua được cổ phần khi các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trước đây cũng có mức siêu lợi nhuận tương đương. Và nên nhớ đa số các doanh nghiệp mà SCIC bán ra là những doanh nghiệp không thuộc loại quan trọng hay chiến lược, nghĩa là khi cổ phần hóa nhà nước thường không giữ hơn 50%. Vậy thì phần lớn số siêu lợi nhuận do cổ phần hóa đã rơi vào túi của một số ít người may mắn mua được cổ phần của các công ty đó, chí ít là 868 tỷ cho 66 doanh nghiêp SCIC bán cổ phần trong 6 tháng vừa qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét