Thứ Tư, 9 tháng 9, 2009

Pollution


Ngày xưa tôi được học một môn gọi là Cost-Benefit Analysis, chuyên đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư công của chính phủ. Còn nhớ hồi đó được học một số technique đánh giá benefit của các dự án, ví dụ xây một cây cầu thì benefit tính ra tiền là bao nhiêu. Mới đây Arik Levinson của đại học Georgetown đưa ra một technique mới để tính benefit của một public good/service. Đó là dùng kết quả happiness survey của các vùng khác nhau với các public good/service khác nhau để đánh giá benefit của sự chênh lệch public good/service đó (tất nhiên có control các biến số khác).

Một ví dụ mà Levinson đưa ra là dân Mỹ sẵn sàng bỏ ra trung bình $40/năm để giảm pollution trong không khí xuống 1 standard deviation. Số tiền này tương đương với khoảng 1/1000 thu nhập trung bình của một người Mỹ. Tất nhiên đây chỉ là một con số ước đoán, nhưng nếu tạm chấp nhận phương pháp này và đem tỷ lệ này sang VN thì con số tương đương sẽ khoảng $1/năm. TPHCM có khoảng 8 triệu dân, như vậy hàng năm dân chúng ở đây có thể bỏ ra khoảng $8 triệu để được hít thở không khí trong lành hơn một chút. Không biết Sở Môi trường Tài nguyên của TPHCM có ngân sách hàng năm bao nhiêu, nếu dưới con số này thì có cơ sở để cho rằng Sở này đang bị underfunded.

Update (11/09): Theo Mark Thoma, trong tương lai vấn đề public good sẽ được giải quyết "ổn thỏa" bởi vì các nhà khoa học có thể dùng functional magnetic resonance imaging để xác định chính xác willingess to pay cho một loại public good nhất định. Một dạng máy phát hiện nói dối mới :-(


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...