Thông thường hệ thống bảo hiểm xã hội (bảo hiểm thất nghiệp, y tế, hưu trí) của nhà nước vẫn được các nhà kinh tế coi là automatic stabilizer. Nghĩa là trong những giai đoạn suy thoái hệ thống này sẽ tự động tăng chi giảm thu, do đó bù vào sự sụt giảm aggregate demand do suy thoái gây ra. Điều ngược lại xảy ra khi kinh tế booming. Chính tác dụng automatic stabilizer này của hệ thống bảo hiểm xã hội đã giúp châu Âu không phải đưa ra những gói kích cầu khổng lồ như Mỹ, nơi mà bảo hiểm xã hội rất thấp.
Tuy nhiên Free Exchange vừa đưa ra một ý tưởng automatic stabilizer mới cho Mỹ. Đó là khi khủng hoảng xảy ra số tiền tiết kiệm (để dành cho nghỉ hưu) của người dân bị mất mát một phần nên nhiều người buộc phải kéo dài thời gian làm việc thêm vài năm (40% số người trên 62 tuổi trả lời như vậy trong một cuộc survey gần đây). Nếu vậy chính việc thiếu hụt một hệ thống hưu trí mạnh là một automatic stabilizer trong labor market ở Mỹ, một điều thật chớ trớ trêu nhưng rất phù hợp với tư tưởng tự do của xã hội này.
Update (12/11): Free Exchange trích dẫn một nghiên cứu mới cho rằng thực ra ảnh hưởng của suy thoái vào labor market phức tạp hơn. Một mặt sẽ có nhiều người phải delay kế hoạch nghỉ hưu vì tiền tiết kiệm bị mất một phần, mặt khác tình hình kiếm việc khó khăn sẽ làm một số người quyết định nghỉ hưu sớm vì cho rằng không còn cơ hội kiếm việc. Trong nghiên cứu của Coile và Levine, ảnh hưởng thứ hai lớn hơn, nghĩa là số người quyết định nghỉ hưu sớm nhiều hơn số người quyết định delay kế hoạch nghỉ hưu. Tuy nhiên nhóm thứ nhất chủ yếu là low skill labor, trong khi nhóm thứ hai lại là high skill. Cho nên tác động vào output chưa chắc đã negative. Nghĩa là vẫn có thể đây là một automatic stabilizer cho kinh tế Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét