Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009

Gold price


Đúng ra entry này phải có title là "Gold price and the state of economics". Nói vậy để các bạn đừng expect tôi sẽ bình luận hay dự báo gì về giá vàng. (Không phải chỉ có tôi, Paul Wilmott cũng lảng tránh vấn đề này :-)).

Phê phán kinh tế học dường như đang là mốt trong thời gian gần đây, gần nhất là một bài khá dài của Krugman trên NYT. Trước đó là những bài phê phán ở đây, đây, đây, và có lẽ còn nhiều bài khác mà tôi không biết. Tựu trung các nhà kinh tế "tự phê" ngành khoa học của mình đã dựa quá nhiều vào các mô hình toán "neat, plausible and wrong", dựa vào giả định rationality và efficient markets, quên lãng những ý tưởng quan trọng của Keynes hay của Mises/Hayek, v.v. và v.v.

Tuy nhiên tôi chưa thấy một phê phán nào từ giới academic về sự tách rời của lý thuyết kinh tế với thực tế nền kinh tế. Cụ thể, chưa có ai chỉ ra rằng có những loại assets có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra boom-bust cycles: stock market price, house price, oil price, gold price,... Thực ra giới professional economists (những người làm việc trong finance industry hay policy maker) đã nhận thấy khiếm khuyết này từ lâu. Tôi nhớ cách đây 7 năm một chief economist của một ngân hàng lớn ở đây đã nói rằng các macroeconomists đang nợ một mô hình macro có explicit house price. Trước đó nữa tôi cũng được nghe một financial economist phàn nàn rằng gold price không được đưa vào các mô hình kinh tế chính thống.

Nói riêng về gold price, việc thiếu vắng gold trong các mô hình macro dường như thật khó hiểu khi gold đã đóng một vai trò quan trọng như vậy trong suốt lịch sử tiến hóa của nhân loại. Cho đến tận ngày nay tuy gold không còn vai trò chính yếu đằng sau các đồng tiền quốc gia, một lượng lớn gold vẫn được các ngân hàng trung ương và cả IMF dự trữ, Chí ít ở những quốc gia như VN, gold còn có vai trò quan trọng hơn khi dân chúng vẫn giữ một phần tương đối lớn tài sản của mình dưới dạng gold, các tiệm vàng hiện diện nhiều hơn tổng số các chi nhánh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Giá vàng lên xuống chắc chắn có ảnh hưởng lên quyết định đầu tư, tiêu dùng của một bộ phận lớn dân chúng, khó có thể nói ảnh hưởng này đã được tính toán đầy đủ trong CPI hay một chỉ số giá tổng hợp nào khác. Bản thân chính phủ VN explicitly "điều tiết" việc xuất nhập khẩu vàng, tương đương như việc kiểm soát tỷ giá hay capital accounts. Vậy mà gold vẫn không tồn tại trong các mô hình kinh tế (macro/monetary).

Khiếm khuyết này chính là nguyên nhân tại sao khi được hỏi về gold price, các nhà kinh tế chỉ "cười trừ" và phán chung chung rằng khi lạm phát tăng thì vàng sẽ lên giá. Tôi cũng không phải là ngoại lệ :-(

Update: Hai bài báo về gold price: Bloomberg and Telegraph.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...