Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

Inflation targeting II


Nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã áp dụng inflation targeting là mục tiêu cho chính sách tiền tệ của mình. Cách đây không lâu Fed đã ngầm thừa nhận mục tiêu này, lý do mà nhiều người cho rằng Fed không còn cách nào khác đó là lãi suất cơ bản của Fed hiện đã quá thấp nên không còn khả năng cắt giảm được nữa. Khi Fed áp dụng quantitative easing, buộc Fed phải chọn một nominal anchor mới và đơn giản nhất là chọn inflation.

Từ trước đến giờ tôi vẫn nghĩ nominal anchor của Fed là lãi suất ngắn hạn trên thị trường Fed fund (Fed funds rate). Nhưng Nick Rowe vừa có một bài cho rằng nominal interest rate không phải là "nominal variable" bình thường và nó không thể dùng làm nominal anchor cho chính sách tiền tệ được về mặt lý thuyết. Sở dĩ từ trước đến giờ Fed và một số ngân hàng trung ương khác đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ bằng cách target nominal interest rate là vì price stickiness và self-fulfilling trust. Nếu Fed thay đổi lãi suất nhanh hơn tốc độ thay đổi của inflation (Taylor's rule) thì hệ thống sẽ stable, nghĩa là dù không có anchor nhưng Fed tạo ra một lực đẩy đủ mạnh ngược với chiều của sóng nên sẽ giữ cho con tàu không trôi đi xa.

Trong tình hình hiện tại, theo Rowe, nhiều khả năng Fed sẽ không thể cắt giảm lãi suất đủ nhanh nữa. Thứ nhất vì lãi suất đã quá thấp và không thể giảm xuống dưới không (ngoại trừ lập luận của Robert Hall và Susan Woodward tôi đã đề cập đến trong entry này) nên không thể chạy theo deflation expectation. Thứ hai vì real activities suy giảm quá nhanh (suy thoái) nên real rate cũng giảm nhanh hơn khả năng cắt lãi suất của Fed. Có lẽ vì vậy Fed buộc phải đi theo con đường inflation targeting. Đây cũng là điều Mankiw đã đề nghị vài ngày trước (nhưng Paul Volcker có vẻ không ủng hộ).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...