Nghỉ Easter 4 ngày nhưng vì đi chơi nhiều quá nên tôi vẫn chưa đọc xong bài viết của Phillip Swagel. Mặc dầu vậy chỉ phần mở đầu của bài viết này đã gợi ra nhiều suy nghĩ về các thể loại constraints mà policy makers gặp phải khi ra quyết định.
Tôi vẫn thường nghĩ đến capacity constraint như là một trở ngại chính cho các policy maker không thể ra được một chính sách tối ưu như các nhà kinh tế đề xuất. Nhưng thực tế có lẽ capacity constraint không phải là loại constraint duy nhất và quan trọng nhất. Theo Swagel, constraint đầu tiên mà policy maker gặp phải là legal constraint, nghĩa là các chính sách dù tốt về mặt kinh tế cũng không thực hiện được vì nó trái luật. Ví dụ điển hình là US Treasury không thể yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ cho các khách hàng vay tiền mua địa ốc được vì điều này trái luật. Ở VN vụ NHNN cấm NH Đông Á cung cấp dịch vụ mobile ATM có thể cũng rơi vào trường hợp này nếu NH Đông Á dùng luật Doanh nghiệp để kiện NHNN (giả sử vậy).
Loại constraint thứ hai là political constraint, nghĩa là một chính sách không thể đưa ra được dù nó tốt theo định nghĩa kinh tế vì bị các politician chống đối để bảo vệ lợi ích chính trị của họ. Ví dụ vấn đề quốc hữu hóa các ngân hàng thua lỗ được rất nhiều nhà kinh tế ủng hộ nhưng cho đến giờ vẫn chưa thể thực hiện được, thậm chí cả TT Obama và BT Geithner vẫn tuyên bố không theo đuổi chính sách này, vì điều này ngược lại truyền thống bảo vệ thị trường tự do của Mỹ mà các nhà chính trị Mỹ, đặc biệt thuộc đảng Cộng hòa, không dễ gì từ bỏ. Ví dụ ở VN rõ nhất là việc dịch chuyển nhà máy lọc dầu đầu tiên từ Vũng tàu ra Dung quất, dù bị nhiều chuyên gia kinh tế và dầu khí phản đối nhưng các lý do chính trị đã thắng thế. Vụ khai thác bauxit ở Tây nguyên hiện tại cũng có thể có lý do tương tự.
Loại constraint thứ ba là time constraint. Nhiều chính sách suboptimum vẫn phải đưa ra đơn giản vì các nhà hoạch định chính sách không có đủ thời gian để hóa giải các legal và politic constraints. Ngoài ra kể cả không bị legal và politic constraints trói tay, trong những trường hợp khẩn cấp như cuộc khủng hoảng hồi tháng 9, một số suboptimum policy có thể được đưa ra vì nó đơn giản và giúp dập được lửa ngay dù ngẫm nghĩ kỹ hơn một chút có thể tìm được chính sách khác tối ưu hơn. Đây là trường hợp của bản dự thảo TARP mà Henry Paulson đưa ra vào cuối tháng 9/2008. Ở VN một ví dụ có thể rơi vào trường hợp này là vụ NHNN áp đặt mức trần tăng trưởng tín dụng 30% cho các ngân hàng trong năm 2008 khi lạm phát bất ngờ bùng phát.
Phillip Swagel có ý phàn nàn các nhà kinh tế khi phê phán chính sách của Bộ Tài chính Mỹ đã không tính đến các constraints này. Điều này đưa ra một câu hỏi liệu các nhà kinh tế có cần và nên tính đến các loại constraints mà policy makers phải đối mặt khi phản biện chính sách hay không? Hơn nữa việc các nhà kinh tế không biết hoặc không để ý đến các constraints này có phải là lỗi của họ không hay chính là lỗi của các policy makers? Theo tôi lỗi chính là các nhà hoạch định chính sách đã không có communication tốt với public và thiếu transparancy về quá trình hoạch định chính sách của mình.
Tuy nhiên ngay cả khi các nhà kinh tế hoàn toàn nhận biết được các constraints policy makers phải đối mặt, theo tôi họ vẫn nên phản biện trên góc độ đưa ra first best alternative. Đây cũng là quan điểm của Milton Freidman mà tôi đã trích dẫn. Theo tôi, cái xã hội cần ở các nhà kinh tế học nói riêng và các nhà khoa học nói chung là giáo dục cho xã hội biết những kiến thức mới và cách làm hiệu quả hơn. Đây chính là cách thức hiệu quả nhất để giảm bớt các loại constraints cho những chính sách trong tương lai. Việc lựa chọn chính sách như thế nào cho phù hợp với các constraints hiện tại là nhiệm vụ của những người như Phillip Swagel, hay Henry Paulson/Tim Geithner và cái giá mà họ phải trả khi ngồi vào những cái ghế quan trọng đó là họ phải chịu búa rừu dư luận về các quyết định của mình. Với các nhà hoạch định chính sách VN, việc cho hay không cho khai thác bauxit ở Tây nguyên đã, đang và sẽ phải chịu nhiều búa rừu dư luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét