Một bạn sinh viên hỏi tôi câu sau, tôi nghĩ có thể một số bạn khác cũng quan tâm nên post câu hỏi và câu trả lời lên đây:
Q: "AMC có nghĩa là gì? và tổ chức này có vai trò như thế nào trong quá trình chứng khoán hóa?"
A: AMC viết tắt của Asset Management Company, có thể hiểu nôm na là một công ty chuyên quản lý tài sản (tài chính) cho các nhà đầu tư. Tuy về mặt nghĩa AMC bao quát khá rộng các loại hình công ty quản lý tài sản, trên thực tế AMC chủ yếu quản lý tài sản cho một/một vài nhà đầu tư lớn, ví dụ một quốc gia (SCIC là AMC của chính phủ VN), một ngân hàng, hay một MNC.
Khi các ngân hàng chứng khoán hóa (securitize) các khoản cho vay (tức là assets của ngân hàng), họ gom chúng lại vào một rổ (pool) rồi đánh giá cashflow của cái asset pool đó. Sau đó ngân hàng phát hành ABS (asset backed securities), một dạng cổ phiếu cho cái asset pool mà họ vừa lập ra và tuyên bố sẽ trả dividend cho các cổ phiếu đó dựa vào cashflow mà họ tính toán. Nhà đầu tư khi mua ABS, tương tự như mua cổ phiếu, sẽ nhận được dividend hàng năm nhưng phải chịu rủi ro các assets trong pool đó mất giá. Nếu ngân hàng bán hết số ABS từ một asset pool, số assets đó sẽ được đưa ra khỏi balance sheet của ngân hàng và do vậy giảm các chỉ số rủi ro của ngân hàng đó (rủi ro đã được chuyển sang cho các nhà đầu tư). Ngân hàng lúc này chỉ có vai trò originator/servicer chứng không phải là người nhận tiền gửi và cho vay nữa.
Trong nhiều trường hợp ABS được phân loại theo mức độ rủi ro (CDO), càng cao thì dividend càng nhiều và/hoặc sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi assets trong pool tăng giá. Khi quá trình chứng khoán hóa mới bắt đầu, các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro của những phần ABS có high risk và không mặn mà với những ABS này. Do vậy các ngân hàng không bán được những phần rủi ro nhất và balance sheet của họ có nguy cơ xấu đi. Lúc này họ bỏ vốn lập ra một AMC và AMC này sẽ mua số ABS "xấu" từ ngân hàng mẹ, giảm bớt rủi ro cho balance sheet của ngân hàng. Tất nhiên trên lý thuyết rủi ro trên consolidated balance sheet của ngân hàng không đổi nhưng các AMC có các thủ thuật accounting để giảm bớt rủi ro trong balance sheet của họ, ví dụ đơn giản nhất là họ thuê các công ty kế toán/kiểm toán không tên tuổi và ít kinh nghiệm để lập sổ sách, qua đó che dấu bớt rủi ro.
Trong điều kiện thị trường booming và tỷ lệ default của các assets nhỏ thì điều này thúc đẩy quá trình chứng khoán hóa vì nó giúp balance sheet của ngân hàng mẹ "sạch" hơn trong mắt các nhà đầu tư và do đó sẽ dễ huy động vốn (equity/bond/repo/deposit/ABS) để tiếp tục một vòng quay securitization mới. Bản thân các AMC cũng thu hút được vốn từ các nguồn khác ngoài ngân hàng mẹ (ABCP), do vậy rủi ro cho ngân hàng mẹ cũng được chia sẻ ngay cả trong trường hợp các AMC báo cáo trung thực. Tóm lại các AMC là xúc tác cho quá trình securitization trong các ngân hàng trong điều kiện bình thường.
Tuy nhiên khi thị trường đi xuống hoặc khủng hoảng, các AMC chỉ là nơi để các ngân hàng dấu bad assets. Trong trường hợp này, bản thân các ngân hàng cũng phải dừng các hoạt động securitization vì chằng còn ai mua ABS nữa. Đến lúc giá của ABS trong AMC giảm quá nhiều, các ngân hàng sẽ phải bơm tiền sang cứu hoặc xin trợ giúp của chính phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét