Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

Stress test


Đầu năm ngoái khi thị trường đang rơi tự do Tim Geithner và Ben Bernanke đưa ra một chương trình thực hiện stress test cho các ngân hàng thương mại. Về cơ bản stress tests là các tính toán giả định tình hình sức khỏe của các ngân hàng với một số scenarios khác nhau về điều kiện kinh tế và thị trường (ai quan tâm cụ thể có thể tham khảo bài viết này của Mike Konczal). Mục tiêu của việc thực hiện stress tests vào lúc đó là giúp cho policy maker có thông tin đầy đủ về hệ thống ngân hàng, nhất là tình hình capital và liquidity nếu khủng hoảng tiếp tục kéo dài. Nhưng có lẽ đóng góp quan trọng nhất của stress test là ở chỗ nó đã cho thị trường thấy các ngân hàng không đến nỗi nguy ngập như mọi người nghĩ, nhờ vậy khôi phục lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Hôm qua tình cờ đọc được tin TQ vừa thực hiện một số stress tests cho các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều lao động. Mục đích là xem ảnh hưởng của việc đồng RMB tăng giá như thế nào đối với cách doanh nghiệp này, và có lẽ cả với thị trường lao động. Đây có thể là tín hiệu TQ sẽ chấp nhận tăng giá đồng RMB trong thời gian tới. Tuy nhiên tôi không muốn speculate về tỷ giá RMB mà muốn nhấn mạnh vào việc TQ đã rất bài bản khi thực hiện stress tests cho những ảnh hưởng chính sách của mình. Vừa giúp policy makers có thêm thông tin để chuẩn bị tốt hơn, vừa giúp thị trường an tâm hơn về ảnh hưởng của chính sách nếu xảy ra, tương tự như trường hợp stress test của Mỹ năm ngoái.

Không biết các policy makers của VN đến bao giờ mới học được bài học này cho những lần phá giá VNĐ, tăng giảm lãi suất, hay tăng giá điện/than.

Update (09/03): Một tài liệu nữa về stress test của Mỹ năm ngoái.

Update (18/03): Kết quả stress test của TQ cho thấy RMB revaluation sẽ có ảnh hưởng rất nặng vào export sector.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NEER/REER Update

Tôi vừa update đồ thị NEER/REER cho VND đến tháng 7/2015. NEER là trade-weighted nominal exchange rate với Top-10 trading partners: CNY/USD/...