Thứ Sáu tuần trước Ngân hàng Trung ương Ấn độ (RBI) tăng lãi suất cơ bản 25bps. Điều gây ngạc nhiên cho giới tài chính quốc tế không phải là lãi suất tăng, nhiều người đã dự đoán điều này vì lạm phát của Ấn độ đã lên đến 16% (yoy), mà là RBI ra quyết định giữa hai kỳ họp thường kỳ của mình. Những quyết định giữa kỳ như vậy của các central banks thường có tác động mạnh đến giới finance vì nó cho thấy tính cấp bách của việc tăng/giảm lãi suất, qua đó cho thấy CB rất serious về chính sách của mình.
Đa số các ngân hàng trung ương trên thế giới đều công bố lịch các buổi họp quyết định chính sách tiền tệ (lãi suất), vd RBA vào thứ Ba đầu tiên trong tháng, BoE/ECB thứ Năm đầu tiên... Như vậy vô hình chung các CB này đã tạo thêm cho mình một công cụ tiền tệ nữa là các cuộc họp unscheduled. Tôi không dám chắc NHNN VN có công bố lịch họp hay không, nhưng có vẻ báo chí và giới tài chính trong nước không có thông tin về những cuộc họp này. Do đó tất cả các quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN đều là unscheduled. Điều này có thể gây bất ngờ trong ngắn hạn nhưng về dài hạn NHNN sẽ mất cơ hội có thêm một công cụ chính sách như các CB khác.
Update: Tôi tình cờ tìm được một tài liệu về RBI nói rằng năm 2004, RBI đã cạn sạch trái phiếu chính phủ vì phải sterilize quá nhiều trong thị trường ngoại hối. Đây là điều tôi đã lo ngại NHNN VN (dù tôi không có số liệu gì cụ thể) không có khả năng sterilize trong giai đoạn 2006-2007 dẫn đến lạm phát quá cao đầu năm 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét