Ai đã từng gửi bài nghiên cứu cho các tạp chi khoa học chuyên ngành ở nước ngoài (VN thì tôi không rõ) đều biết hệ thống peer-review của họ chặt chẽ và khó khăn đến mức nào. Tuy nhiên không phải không có trường hợp các bài nghiên cứu vẫn có sai sót, thậm chí rất quan trọng. Felix Salmon vừa chỉ ra một sai sót nghiêm trọng trong một nghiên cứu của Gary Gorton, giáo sư đại học Yale.
Gorton đưa ra số liệu cho thấy trong những ngày cao trào khủng hoảng AAA-bond yield có lúc vọt lên cao hơn cả AA-bond yield, điều mà bình thường không bao giờ xảy ra. Gorton giải thích anomaly này bằng sự bán tháo các AAA-bonds khi thị trường repo có dấu hiệu sụp đổ. Đáng tiếc là, như Salmon (trích dẫn phân tích của một chuyên gia tài chính khác) cho biết, thực sự chỉ số bond yield mà Gorton sử dụng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi General Electric Capital bonds, lúc đó công ty này bị maturity mismatch nặng nề nên yield tăng vọt nhưng giao dịch (volume) rất ít. Nếu loại bổ GE bonds ra khỏi rổ tính average AAA yield thì bức tranh sẽ hoàn toàn khác, nghĩa là Gorton đã kết luận sai dựa vào bằng chứng không chính xác.
Không nói thêm về nghiên cứu của Gorton và phản biện của Salmon, có lẽ giới academic sẽ phải cám ơn Internet đã đem lại một môi trường non-peer review mới cho các nghiên cứu của mình. Như Salmon đã chỉ ra, giới econbloggers đang càng ngày trở thành những reviewers quan trọng cho các nghiên cứu có tính ứng dụng, điều mà peer-review journals còn thiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét